Điểm chuẩn ĐGNL của ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM cao kỷ lục

Admin

Lần đầu tiên trong lịch sử, ĐH Khoa học Tự nhiên đặt ra mức điểm chuẩn 1.052 cho ngành Khoa học máy tính (chương trình tiên tiến) ở phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực 2024.

Điểm chuẩn ngành Khoa học máy tính ở ĐH Khoa học Tự nhiên là 1.052 điểm. Ảnh: Khương Nguyễn.

Các trường thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM vừa đồng loạt công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm. Một số ngành ở các trường này tăng mạnh điểm chuẩn, thậm chí đạt mức kỷ lục.

Ví dụ, tại ĐH Khoa học Tự nhiên, điểm chuẩn đánh giá năng lực của ngành Khoa học máy tính (chương trình tiên tiến) là 1.052. Năm 2023, ngành này của trường lấy 1.035 điểm.

Như vậy, 2024 là năm mà ngành Khoa học máy tính lấy điểm chuẩn ở mức cao kỷ lục kể từ khi trường tuyển sinh bằng điểm thi đánh giá năng lực.

Không riêng ngành Khoa học máy tính, ngành Trí tuệ nhân tạo của trường này cũng tăng điểm chuẩn, thậm chí tăng mạnh hơn, từ 1.001 điểm vào năm 2023 lên 1.032 điểm ở năm 2024, ngành Khoa học dữ liệu cũng tăng từ 950 lên 980 điểm.

Nhìn chung, điểm chuẩn đánh giá năng lực của trường tăng ở hầu hết ngành tuyển sinh. Năm 2023, một số ngành lấy mức thấp nhất là 600 điểm, nhưng năm nay đã tăng lên 630 điểm.

ĐH Kinh tế - Luật cũng công bố điểm chuẩn trúng tuyển sớm cho tất cả phương thức, ngoại trừ phương thức 3 là xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.

Trong đó, điểm chuẩn xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực tăng mạnh, thậm chí một ngành tăng đến 79 điểm. Ngành có điểm chuẩn tăng nhiều nhất là Toán kinh tế, tăng từ 762 điểm ở năm 2023 lên 841 điểm vào năm 2024.

Năm 2023, ĐH Kinh tế - Luật không có ngành nào lấy điểm chuẩn đánh giá năng lực trên 900, nhưng năm nay, hàng loạt ngành yêu cầu thí sinh phải đạt từ 900-945 điểm mới trúng tuyển.

Các ngành lấy điểm chuẩn trên 900 bao gồm: Thương mại điện tử (945 điểm), Digital marketing (938 điểm), Kinh doanh quốc tế (933 điểm), Marketing (916 điểm), Kinh tế đối ngoại (906 điểm).

ĐH Công nghệ Thông tin không nằm ngoài đường đua tăng điểm chuẩn nhưng mức tăng ít hơn.

Ngành lấy điểm chuẩn cao nhất là Trí tuệ nhân tạo với 980 điểm, tăng 10 điểm so với năm 2023. Tiếp theo đó là ngành Khoa học dữ liệu với 935 điểm, tăng 20 điểm.

Năm 2023, ngành lấy điểm chuẩn thấp nhất là Kỹ thuật máy tính (chuyên ngành Thiết kế vi mạch) với 810 điểm, nhưng năm nay ngành lấy điểm chuẩn thấp nhất cũng ở mức 850 điểm, đó là ngành hệ thống thông tin (chương trình tiên tiến) và Công nghệ thông tin (Việt Nhật).

ĐH Bách khoa chưa công bố điểm chuẩn đánh giá năng lực nhưng đã công bố kết quả xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT (phương thức 1.1); ưu tiên xét tuyển thẳng thí sinh giỏi, tài năng theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM (phương thức 1.2) và ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM 2024 (phương thức 2).

Điểm chuẩn của các phương thức dành cho các ngành tuyển sinh được quy định như sau:

Năm nay, ĐH Bách khoa nhận được 3.211 hồ sơ đăng ký với 8.696 nguyện vọng đối với phương thức 2 và 96 hồ sơ đăng ký với 232 nguyện vọng đối với phương thức 1.2. So với năm 2023, số nguyện vọng đăng ký tăng 18,8% đối với phương thức 2 và 7,4% đối với phương thức 1.2.

Các thí sinh trúng tuyển theo phương thức 1.1. lưu ý cần xác nhận nhập học trên cổng của Bộ GD&ĐT từ ngày 22/07/2024 đến trước 17h ngày 31/07/2024

Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển theo các phương thức trên chỉ chính thức trúng tuyển khi thực hiện đăng ký nguyện vọng này tại cổng đăng ký xét tuyển của Bộ GD&ĐT (dự kiến từ ngày 18/07/2024 đến trước 17h ngày 30/07/2024) và nhận được thông báo trúng tuyển từ hệ thống (dự kiến trước 17h ngày 19/08/2024).

Không đăng ký lại trên cổng của Bộ GD&ĐT sẽ đồng nghĩa với việc thí sinh không dùng kết quả này cho việc xét tuyển.

Tính đến ngày 2/7, nhiều trường khác cũng đã công bố ngưỡng trúng tuyển sớm cho một số phương thức. Điểm chuẩn của các trường đại học khác như sau (click vào tên trường để xem):

STTTrườngSTTTrường
1Đại học Gia Định2Đại học Văn Lang
3Đại học Quốc tế Hồng Bàng4Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM
5Đại học Công nghệ TP.HCM6Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương
7Đại học Thái Bình Dương8Đại học Công nghệ Sài Gòn
9Đại học Quốc tế Sài Gòn10Đại học Đại Nam
11Học viện Phụ nữ Việt Nam12Đại học Đông Á
13Đại học CMC14Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
15Đại học Hòa Bình16Đại học Phan Thiết
17Đại học Văn Hiến18Đại học Công nghệ miền Đông
19Đại học Luật Hà Nội20Học viện Hàng Không Việt Nam
21Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM22Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
23Đại học Kiên Giang24Đại học Ngoại thương
25Đại học Bách khoa Hà Nội26Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội)
27Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội28Đại học Phan Châu Trinh
29Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên30Học viện Ngoại giao
31Học viện Ngân hàng32Đại học Thương mại
33Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông34Học viện Chính sách và Phát triển
35Đại học Luật TP.HCM36Trường Y Dược (Đại học Đà Nẵng)
37Đại học Phenikaa38Đại học Kinh tế TP.HCM
39Đại học Ngân hàng TP.HCM40Đại học Công nghiệp Hà Nội
41Đại học Cần Thơ42Đại học Xây dựng Hà Nội
43Đại học Đà Nẵng44Đại học Sư phạm Kỹ thuật

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.