Phố núi gìn giữ hồn dân tộc qua từng chiếc bánh chưng, bánh giầy

Admin

Trong không khí rộn ràng tháng Tư lịch sử, người dân Tp.Buôn Ma Thuột cùng nhau gói bánh chưng, giã bánh giầy dâng lên các Vua Hùng, báo công những thành quả đã đạt được trong thời gian qua.

Chuyện kể bằng hương vị của lòng biết ơn nguồn cội

Phố núi gìn giữ hồn dân tộc qua từng chiếc bánh chưng, bánh giầy- Ảnh 1.

Chiều 6/4, tại Di tích lịch sử Quốc gia Đình Lạc Giao (Tp.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk và các nghệ nhân đã tổ chức trình diễn gói bánh chưng, giã bánh giầy dâng các Vua Hùng. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình Giỗ Tổ Hùng Vương năm Ất Tỵ 2025.

Phố núi gìn giữ hồn dân tộc qua từng chiếc bánh chưng, bánh giầy- Ảnh 2.

Các nghệ nhân cùng người dân địa phương đã có mặt tại Đình Lạc Giao để chuẩn bị nguyên liệu cho buổi trình diễn.

Phố núi gìn giữ hồn dân tộc qua từng chiếc bánh chưng, bánh giầy- Ảnh 3.

Phố núi gìn giữ hồn dân tộc qua từng chiếc bánh chưng, bánh giầy- Ảnh 4.

Phố núi gìn giữ hồn dân tộc qua từng chiếc bánh chưng, bánh giầy- Ảnh 5.

Lá dong, nếp, đậu xanh, thịt ba chỉ… đều được chọn lựa kỹ lưỡng, thể hiện sự thành kính dâng lên tổ tiên.

Phố núi gìn giữ hồn dân tộc qua từng chiếc bánh chưng, bánh giầy- Ảnh 6.

Là một trong những nghệ nhân tham gia trình diễn gói bánh chưng, giã bánh giầy tại lễ hội, bà Hoàng Thị Đêm (SN 1963, thuộc đội nghệ nhân Tp.Buôn Ma Thuột) chia sẻ: “Để làm ra những chiếc bánh chưng thơm ngon, tròn vị, điều quan trọng trước hết là phải chọn được loại nếp ngon – thơm, dẻo và trắng hạt. Ngoài ra, các nguyên liệu đi kèm như thịt ba chỉ, đậu xanh và tiêu bột cũng cần được chuẩn bị kỹ lưỡng. Gạo nếp sau khi được vo sạch sẽ để ráo nước. Thịt ba chỉ phải được ướp với gia vị và tiêu trong khoảng 30 phút để ngấm đều hương vị. Đậu xanh thì ngâm từ 2-3 tiếng, sau đó hấp chín, giã nhuyễn rồi nắm lại thành từng phần nhỏ. Lá dong cũng phải rửa sạch, để khô ráo mới có thể gói bánh đẹp và chắc tay”.

Phố núi gìn giữ hồn dân tộc qua từng chiếc bánh chưng, bánh giầy- Ảnh 7.

Khi mọi nguyên liệu đã sẵn sàng, mọi người cùng nhau bắt tay vào gói bánh chưng. Mỗi chiếc bánh là sự kết tinh của sự khéo léo, tỉ mỉ và cả tình cảm gửi gắm trong từng lớp lá, từng hạt nếp.

Phố núi gìn giữ hồn dân tộc qua từng chiếc bánh chưng, bánh giầy- Ảnh 8.

Bằng đôi bàn tay khéo léo và kinh nghiệm dày dặn, các nghệ nhân đã làm nên những chiếc bánh chưng đầy tâm huyết, là kết tinh của sự cần cù, tinh thần đoàn kết và lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên.

Tiếng chày vang vọng giữa lòng phố núi

Phố núi gìn giữ hồn dân tộc qua từng chiếc bánh chưng, bánh giầy- Ảnh 9.

Ở một góc khác, những người đàn ông khỏe mạnh thay phiên nhau giã bánh giầy – loại bánh tượng trưng cho trời, mang hương vị mộc mạc, tinh khiết.

Phố núi gìn giữ hồn dân tộc qua từng chiếc bánh chưng, bánh giầy- Ảnh 10.

Tiếng chày nện đều vang vọng, hòa quyện cùng tiếng cười nói rôm rả và mùi thơm nồng nàn của nếp chín lan tỏa khắp không gian. Cả khu vực như bừng lên một không khí ấm áp, gợi nhớ về cội nguồn.

Phố núi gìn giữ hồn dân tộc qua từng chiếc bánh chưng, bánh giầy- Ảnh 11.

Bà Đàm Thị Niêm (sinh năm 1976, thuộc đội nghệ nhân Tp.Buôn Ma Thuột) chia sẻ: “Làm bánh giầy không khó, nhưng phải đúng cách. Nếp vo sạch, ngâm 3-4 tiếng, rồi đem đồ chín. Khi còn nóng sẽ, phải giã ngay để giữ độ dẻo. Bánh sau đó được nặn tròn, bên trong là nhân vừng rang và đường đỏ – đơn giản nhưng đậm đà”.

Phố núi gìn giữ hồn dân tộc qua từng chiếc bánh chưng, bánh giầy- Ảnh 12.

2 người phụ nữ giữ chặt hai đầu bao bên trong chứa cơm nếp vừa được đồ chín, tạo thế vững chắc để những người đàn ông dùng chày lớn giã liên tục cho đến khi nếp dẻo quánh, mịn màng.

Phố núi gìn giữ hồn dân tộc qua từng chiếc bánh chưng, bánh giầy- Ảnh 13.

Sau khi công đoạn giã hoàn tất, bột nếp vừa được giã nhuyễn sẽ được nặn thành từng cái bánh, bên trong là phần nhân làm từ vừng rang và đường đỏ – giản dị nhưng đầy hấp dẫn.

Phố núi gìn giữ hồn dân tộc qua từng chiếc bánh chưng, bánh giầy- Ảnh 14.

Những chiếc bánh tròn trịa, trắng mịn được hoàn thành nhờ sự đoàn kết của mọi người.

Phố núi gìn giữ hồn dân tộc qua từng chiếc bánh chưng, bánh giầy- Ảnh 15.

Buổi trình diễn gói bánh chưng, giã bánh giầy đã thu hút đông đảo người dân địa phương đến tham dự, đặc biệt là các bạn trẻ.

Phố núi gìn giữ hồn dân tộc qua từng chiếc bánh chưng, bánh giầy- Ảnh 16.

Nhiều bạn trẻ không ngần ngại xắn tay áo tham gia gói bánh, giã bánh dưới sự hướng dẫn tận tình của các nghệ nhân. Sự giao lưu giữa các thế hệ khiến không gian buổi trình diễn thêm phần ấm áp và lan tỏa giá trị truyền thống sâu sắc.

Phố núi gìn giữ hồn dân tộc qua từng chiếc bánh chưng, bánh giầy- Ảnh 17.

Bên cạnh đó, khuôn viên Đình Lạc Giao càng trở nên rộn ràng với màn múa lân sư rồng tưng bừng, mang theo thông điệp cầu mong quốc thái dân an, mùa màng bội thu, tà khí tiêu tan. Từng bước nhảy uyển chuyển, từng tiếng trống vang vọng, như đánh thức cả hồn thiêng sông núi hội tụ về nơi đây.

Phố núi gìn giữ hồn dân tộc qua từng chiếc bánh chưng, bánh giầy- Ảnh 18.

Hoạt động trình diễn viết thư pháp cũng thu hút sự chú ý của nhiều người. Những nét bút mềm mại, uyển chuyển trên giấy trắng như thổi hồn vào những giá trị truyền thống, sâu sắc.

Đồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng VươngĐồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng VươngĐỌC NGAY

Ông Lại Đức Đại, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk cho biết, cứ vào ngày mùng 10 tháng Ba Âm lịch hàng năm, người dân trên khắp cả nước lại hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương và xem đây là nét văn hóa truyền thống, ý nghĩa của người dân Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài. Năm nay, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương với quy mô lớn, với nhiều hoạt động ý nghĩa. Trong đó, hoạt động trình diễn gói bánh chưng, giã bánh giầy nhằm thể hiện sự đoàn kết và tưởng nhớ đến các lễ vật dâng lên các Vua Hùng năm xưa.

Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức nhằm nhớ đến công ơn và báo công lên các Vua Hùng về các thành quả mà tỉnh đã đạt được trong thời gian qua. Qua đó, cũng khẳng định Tp.Buôn Ma Thuột là một nơi có truyền thống văn hóa lâu đời không chỉ của đồng bào dân tộc tại chỗ mà cả người Việt trên vùng đất này. Đây cũng là dịp để bà con nhân dân về đây để chia sẻ niềm vui trong một năm qua và báo công với các Vua Hùng.

Khánh Ngọc