Ngày 2/8, thông tin Khoa Ngoại chung, Bệnh viện Quân y 4 đóng tại
Phẫu thuật lấy gần 1.000 viên sỏi đường mật trong gan bệnh nhân
Sau gần 3 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã lấy ra gần 1.000 viên sỏi đường mật trong gan và 3 viên sỏi ống mật chủ của bệnh nhân.
Gần 1.000 viên sỏi đường mật trong gan của bệnh nhân được bác sĩ lấy ra. Ảnh N.Hương.
Theo thông tin ban đầu, ông T.Đ.M., 64 tuổi, trú huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An tới bệnh viện khám với triệu chứng đau hạ sườn phải, sốt, vàng da, tái phát nhiều lần.
Sau khi thăm khám, siêu âm, chụp cộng hưởng từ, bệnh nhân được chẩn đoán viêm đường mật do sỏi ống mật chủ và nhiều sỏi đường mật trong gan và chỉ định phẫu thuật nội soi để lấy sỏi.
Kíp mổ Khoa Ngoại chung, do bác sĩ CKII Nguyễn Văn Hương, phẫu thuật viên chính, đã tiến hành phẫu thuật nội soi.
Sau gần 3 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã lấy ra gần 1.000 viên sỏi đường mật trong gan và 3 viên sỏi ống mật chủ của bệnh nhân.
Theo các bác sĩ, mỗi nhánh đường mật trong gan bị "lấp đầy" bởi hàng trăm viên sỏi kích cỡ bằng hạt đậu xanh.
Kíp phẫu thuật đã tán và lấy ra gần 1.000 viên sỏi đường mật và 3 viên sỏi ống mật chủ (kích thước 2-3cm).
Gần 1.000 viên sỏi lấp đầy ống mật bệnh nhân 64 tuổi (Video: N. Hương).
Theo các bác sĩ, việc sỏi xuất hiện trong đường mật, người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, áp xe đường mật, ung thư gan…
Do đó, ngoài việc ăn uống vệ sinh khoa học, người dân cần định kỳ khám sức khỏe và tẩy giun để phòng ngừa sỏi đường mật.
Ngoài ra, bệnh lý này còn do dịch mật bị ứ đọng do chít hẹp đường mật, dị dạng đường mật hoặc tắc nghẽn do khối u, do sản xuất dư thừa bilirubin như trong bệnh huyết tán.
Người béo phì, lười vận động cũng nhóm đối tượng dễ mắc phải sỏi đường mật trong gan do giảm vận động đường mật.