Nhiều người kinh ngạc khi lần đầu tiên thấy mưa đá ở TP.HCM

Admin

Nhiều người dân đang sinh sống tại TP.HCM bất ngờ khi chứng kiến cơn mưa lớn kèm đá diễn ra vào chiều 14/6.

Tiến nhặt được viên đá to bằng đầu ngón tay. Ảnh: NVCC.

Sinh ra và lớn lên tại TP.HCM, Nguyễn Minh Tiến (38 tuổi) cho Tri thức - Znews biết đây là lần đầu tiên anh thấy hiện tượng mưa đá. Tại khu vực quận 4 anh sinh sống, cơn mưa diễn ra trong khoảng 30 phút, đến khoảng 16h ngớt dần.

"Tôi thấy khá lạ và thú vị khi lần đầu chứng kiến hiện tượng này, lại còn là ở TP.HCM. Ở nhà tôi nhặt được những viên đá to bằng đầu ngón tay", anh cho biết.

Khoảng hơn 15h, Huỳnh Thùy Trang cũng hốt hoảng khi nghe tiếng "bộp, bộp" do mưa đá văng vào phần cửa kính ở ban công. Cô sinh sống tại tầng 20 một tòa chung cư ở quận 4.

Trên nhóm cư dân chung cư, Trang thấy một số hộ dân ở tầng thấp đăng tải ảnh chụp những viên đá khá lớn nhặt được trong cơn mưa. Bạn bè Trang cũng liên tục gửi thông tin, ảnh chụp cho cô về hiện tượng này.

"Tôi từng chứng kiến mưa đá ở một số tỉnh thành khác rồi nhưng ngay tại TP.HCM thì là lần đầu tiên trong hơn 10 năm sinh sống. Nhìn cũng hơi sợ, may mà cửa kính ban công nhà tôi không bị hư hại", cô cho biết.

Trên trang cá nhân, ca sĩ Phương Vy cũng đăng tải bức ảnh chụp hạt mưa đá đồng thời bày tỏ sự bất ngờ khi lần đầu thấy hiện tượng này ở TP.HCM: "Lần đầu tiên thấy mưa đá ở TP.HCM. Mọi người đi đứng cẩn thận nha".

Mưa đá hiếm khi xuấ hiện ở TP.HCM. Thống kê hàng năm ghi nhận 1-2 trận.

Lý giải hiện tượng mưa đá gây xôn xao chiều 14/6, ông Lê Đình Quyết, Trưởng phòng dự báo - Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, nhận định mưa đá hình thành trong điều kiện thời tiết TP.HCM như hôm nay là không bất thường.

"Mưa đá hiếm xảy ra nhưng hàng năm vẫn xuất hiện 1-2 trận. Điều kiện hình thành là nhiệt độ và độ ẩm cao, đối lưu rất mạnh, thường có mây đối lưu (mây tích). Chúng phát triển lên cao hàng chục km, thậm chí vượt qua đối lưu hạn, từ đó hạt nước ngưng kết thành đá và rơi xuống", ông Quyết nói với Tri Thức - Znews.

Mưa đá là hiện tượng nguy hiểm, có thể gây nhiều thiệt hại về người và tài sản. Khi gặp mưa đá, người dân cần nhanh chóng tìm nơi ẩn náu như nhà kiên cố, nơi có mái che chắc chắn.

Trường hợp chưa kịp tìm chỗ trú, nên dùng các vật cứng như mũ bảo hiểm, túi, cặp sách để che đầu tránh bị thương.

Nếu đang lưu thông trên đường, cần dừng xe, đỗ vào lề đường chờ mưa tạnh, đá tan hết mới di chuyển để tránh trơn trượt gây tai nạn.

Với những người đang ở trong nhà, văn phòng hay lớp học, cần đóng chặt cửa ra vào, cửa sổ, hạn chế sửa dụng điện thoại khi có giông, sét và ngắt các thiết bị điện để tránh bị điện giật, hỏa hoạn.

Sách chữa lành tại Việt Nam

Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.