Ngân hàng số đang dần “cách mạng hoá” cách giữ chân khách hàng trung thành

Admin

Trong bối cảnh thị trường tài chính ngân ngày càng cạnh tranh, việc giữ chân khách hàng không chỉ là một nhiệm vụ ưu tiên mà còn trở thành yếu tố quyết định sự phát triển bền vững.

Tuy nhiên, với sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng và sự nổi lên của các nền tảng công nghệ, các chương trình giữ chân khách hàng truyền thống đang đối mặt với nhiều thách thức. Vậy, làm thế nào để các ngân hàng không chỉ duy trì lòng trung thành mà còn gia tăng các giá trị dài hạn từ khách hàng? Một hướng đi mới đang mở ra với sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại và hệ sinh thái đối tác đa ngành.

Những giới hạn của chương trình khách hàng trung thành truyền thống

Các chương trình khách hàng trung thành (Loyalty Program) của ngân hàng từ lâu đã là trụ cột trong chiến lược chăm sóc và giữ mối quan hệ lâu dài với khách hàng, nhưng hiệu quả thực tế lại không còn đạt kỳ vọng như trước.

Theo khảo sát từ Nielsen Việt Nam (2023) cho thấy, hơn 65% người trẻ đánh giá các chương trình ưu đãi hiện tại của ngân hàng thiếu tính đột phá và không đáp ứng nhu cầu. Chi phí đầu tư cho các chương trình này lại không ngừng tăng cao mà hiệu quả chuyển đổi khách hàng trung thành vẫn ở mức thấp.

Trong khi đó, các chương trình "truyền thống" như: Ưu đãi hoàn tiền khi sử dụng Thẻ tín dụng; Tích lũy điểm thưởng để đổi quà hoặc voucher mua sắm tại các trung tâm thương mại; Các ưu đãi như miễn phí dịch vụ hoặc lãi suất vay ưu đãi;... Những hoạt động này thường xuyên được triển khai, nhưng nhiều khách hàng cho rằng nó không còn sức hấp dẫn.

Thêm vào đó, sự xuất hiện của các nền tảng fintech hiện đại với ưu đãi linh hoạt và trải nghiệm tiện ích đang làm lung lay vị trí của ngân hàng truyền thống. Các ứng dụng như ví điện tử, dịch vụ thanh toán số đang thu hút lượng lớn khách hàng trẻ – nhóm đối tượng tiềm năng mà các ngân hàng không thể bỏ qua.

Trong cuộc chạy đua để giành lại lòng tin của khách hàng, một điều rõ ràng là các chương trình cũ không còn phù hợp. Ngân hàng cần một hướng đi mới – một cách tiếp cận thông minh và toàn diện hơn để xây dựng lòng trung thành.

Loyalty Program "kiểu mới" là gì?

Trước xu hướng tiêu dùng thay đổi và chi tiêu online tăng mạnh, nhiều ngân hàng tích hợp mua sắm online ngay trên app của mình để tăng trải nghiệm người dùng, biến nó thành nơi mua sắm tiện lợi, cung cấp chương trình phù hợp với từng nhóm khách hàng, từ nhu cầu mua sắm nhỏ lẻ đến các giao dịch lớn.

Chị My (32 tuổi, TP.HCM) chia sẻ kinh nghiệm sử dụng tính năng "Mua sắm hoàn tiền" trên ứng dụng VPBank trong hơn 3 tháng: "Trước đây tôi chỉ được hoàn tiền khi tiêu dùng bằng thẻ tín dụng, nhưng giờ mua sắm nhỏ lẻ qua app ngân hàng cũng được hoàn tiền và hưởng ưu đãi đến vài trăm ngàn. Thậm chí còn được freeship! Tôi cảm thấy khá hời, và tích cực mở app để mua sắm hơn"

Ngân hàng số đang dần “cách mạng hoá” cách giữ chân khách hàng trung thành- Ảnh 1.

Cuối năm là giai đoạn người ta hay bảo rằng "vé máy bay giá cao trên trời", anh Toàn 35 tuổi cũng tiết kiệm chi phí mua vé máy bay về quê ăn Tết nhờ tính năng này trên ứng dụng ngân hàng TPBank. "Dù số tiền hoàn lại không quá nhiều, nhưng tôi cảm nhận sự thiết thực và ưu ái từ ngân hàng."

Những chương trình khách hàng thân thiết không còn bó hẹp trong việc tích điểm thẻ tín dụng hay ưu đãi vay vốn. Mô hình "Loyalty Program" mới này đã trở nên thiết thực hơn, tích hợp vào cuộc sống hàng ngày của người dùng.

Giải pháp sáng tạo Loyalty Program "kiểu mới" cho ngành Ngân hàng và người dùng

Tính năng "Mua sắm hoàn tiền" thuộc giải pháp Partnership Platform, do ACCESSTRADE nghiên cứu và phát triển, mang lại giá trị tăng trưởng mạnh mẽ cho nhiều tổ chức tài chính ngân hàng tại Việt Nam.

Partnership Platform tận dụng sức mạnh của hơn 10 triệu sản phẩm từ nhiều ngành hàng, đáp ứng đa dạng nhu cầu người dùng. Giờ đây, khách hàng có thể kết hợp giao dịch tài chính và mua sắm trên cùng một nền tảng, tận hưởng ưu đãi và tiết kiệm chi phí cho mọi giao dịch.

Ngân hàng số đang dần “cách mạng hoá” cách giữ chân khách hàng trung thành- Ảnh 2.

Các chiến dịch được thiết kế dựa trên dữ liệu hành vi người dùng, giúp ngân hàng đưa ra những ưu đãi đúng nhu cầu và tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi, đồng thời tiết kiệm chi phí so với phương pháp truyền thống. Việc tích hợp này cũng thúc đẩy sự gắn kết dài hạn, tăng tỷ lệ giao dịch dòng tiền (CASA) và cải thiện mức độ sử dụng các sản phẩm vay.

Trong tháng 3/2024, hệ thống của ACCESSTRADE ghi nhận tỷ lệ giữ chân khách hàng (Retention Rate) tại các ngân hàng tham gia đạt 1,4 lần, tăng hơn 30% so với tháng 11/2023. Tổng giá trị đơn hàng (GMV) cũng tăng mạnh, đạt 90% so với cùng kỳ.

Không chỉ VPBank và TPBank, nhiều ngân hàng hàng đầu Việt Nam như Vietinbank, LPBank, Shinhan Bank, BIDV,... cũng đã nhanh chóng tích hợp tính năng "Mua sắm hoàn tiền" vào ứng dụng của mình. Mới đây, Nam Á Bank cũng đã cho ra mắt tính năng Mua sắm Hoàn tiền "Happy Cashback" trên ứng dụng Open Banking. Nam Á Bank hy vọng mang đến cơ hội nhận hoàn tiền hấp dẫn cho khách hàng khi thực hiện mua sắm trực tuyến.

Ngân hàng số đang dần “cách mạng hoá” cách giữ chân khách hàng trung thành- Ảnh 3.

Hướng đi mới cho các ngân hàng trong tương lai

Trong kỷ nguyên số, việc không ngừng đổi mới và tận dụng sức mạnh của dữ liệu, hệ sinh thái đối tác là chìa khóa giúp ngân hàng bứt phá khỏi giới hạn truyền thống, tối ưu hóa giá trị từ khách hàng và đảm bảo vị thế cạnh tranh.

Partnership Platform từ ACCESSTRADE không chỉ là giải pháp, mà còn mở ra một tương lai đầy tiềm năng cho các ngân hàng Việt Nam. Tìm hiểu chi tiết về giải pháp tại đây!