LVMH – Hệ sinh thái “bất bại” 500 tỷ USD: Khi son môi Dior, vali Louis Vuitton và đồng hồ Hublot cùng chung một mái nhà

Admin

Xuyên suốt những năm khủng khoảng gần đây, ngành công nghiệp xa xỉ là một trong những điểm sáng hiếm hoi của thị trường, duy trì được tốc độ phát triển với nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Nổi bật trong đó là tập đoàn LVMH (Moët Hennessy Louis Vuitton) với hệ sinh thái “bất bại” của mình.

LVMH – Hệ sinh thái “bất bại” 500 tỷ USD: Khi son môi Dior, vali Louis Vuitton và đồng hồ Hublot cùng chung một mái nhà - Ảnh 1.

Hệ sinh thái xa xỉ

Được thành lập từ những năm 1980 bởi doanh nhân kiệt xuất Bernard Arnault. Qua nhiều thập kỷ, LVMH không ngừng mở rộng và đa dạng hóa danh mục và hiện sở hữu đến 75 thương hiệu hàng đầu toàn cầu trong các lĩnh vực thời trang, trang sức, mỹ phẩm…

Người tiêu dùng thường nhầm lẫn giữa "xa xỉ" và "đắt tiền", để đủ điều kiện trở thành thương hiệu xa xỉ, thương hiệu cần sở hữu và duy trì một di sản độc đáo, luôn được định giá cao, là ước mơ của số đông với sự ảnh hưởng nhất định đến đến văn hóa đại chúng.

Theo Chủ tịch khu vực Bắc Mỹ của hãng xe cao cấp BMW: "Công việc của tôi là đảm bảo những thanh niên 18 tuổi quyết định rằng, ngay khi có tiền, họ sẽ mua một chiếc BMW. Tôi phải đảm bảo rằng khi họ đi ngủ vào ban đêm, họ sẽ mơ thấy BMW."

Đó cũng chính là "ước mơ" mà các thương hiệu của LVMH luôn mang lại.

LVMH – Hệ sinh thái “bất bại” 500 tỷ USD: Khi son môi Dior, vali Louis Vuitton và đồng hồ Hublot cùng chung một mái nhà - Ảnh 2.

LVMH không chỉ mua lại các thương hiệu dựa trên thành công sẵn có mà còn đóng góp và tạo ra sự thay đổi mãnh liệt. Ví dụ, sau khi mua lại thương hiệu Louis Vuitton vào năm 1987, tập đoàn đã đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển, tạo ra những dòng sản phẩm độc đáo và sáng tạo. Louis Vuitton đã trở thành một biểu tượng của sự sang trọng và phong cách, và mang lại lợi nhuận đáng kể cho LVMH.

LVMH cũng đã mua lại lại Dior vào năm 1985 và tạo ra một sự kết hợp hoàn hảo giữa sự sáng tạo và kỹ thuật, tạo ra những bộ sưu tập kết hợp sản phẩm thời trang, mỹ phẩm và phụ kiện, trở thành một thương hiệu toàn diện và thu hút đông đảo khách hàng trên thế giới.

Chiến lược "phản marketing"

Chỉ vì khách hàng thích thứ gì đó hay thị trường có một xu hướng nổi trội, không có nghĩa là đội ngũ thiết kế tại Louis Vuitton sẽ thay đổi bộ sưu tập tiếp theo để làm cho nó phù hợp với thẩm mỹ đại chúng.

Các thương hiệu như Louis Vuitton, Dior và Celine luôn đóng vai trò "chi phối khẩu vị" cho toàn thị trường. Những gì LVMH tạo ra sẽ luôn bị sao chép bởi hàng loạt thương hiệu thời trang nhanh như Zara và H&M.

LVMH – Hệ sinh thái “bất bại” 500 tỷ USD: Khi son môi Dior, vali Louis Vuitton và đồng hồ Hublot cùng chung một mái nhà - Ảnh 3.

Lấy sự sáng tạo làm trọng tâm, LVMH sẵn sàng bảo trợ cho nghệ thuật và định vị mình là người ủng hộ những tài năng mới nổi.

Ví dụ, bảo tàng nghệ thuật The Louis Vuitton Foundation ở Paris tập trung vào nghệ thuật tiên phong, cũng như thương hiệu Louis Vuitton luôn tài trợ cho các buổi biểu diễn âm nhạc đương đại.

Lợi thế từ mô hình hoạt động

Tuy thương hiệu đều trực thuộc tập đoàn LVMH, nhưng chúng được quản lý theo mô hình phi tập trung, hầu hết các quyết định được đưa ra bởi các nhà quản lý cấp trung chứ không phải người đứng đầu.

Mỗi thương hiệu tại LVMH đều hoạt động độc lập và do đó có thể phản hồi nhanh chóng với biến động. Mỗi thương hiệu thời trang, chẳng hạn như Dior, Louis Vuitton sẽ có giám đốc sáng tạo riêng, giống như mỗi thương hiệu nước hoa đều có Trưởng phòng tiếp thị riêng.

LVMH – Hệ sinh thái “bất bại” 500 tỷ USD: Khi son môi Dior, vali Louis Vuitton và đồng hồ Hublot cùng chung một mái nhà - Ảnh 4.

Sự thành công của LVMH cũng đến từ việc khai thác sự tương tác và hỗ trợ giữa các thương hiệu trong hệ sinh thái của mình.

Các thương hiệu của LVMH không chỉ tồn tại độc lập, mà còn tạo ra những liên kết chặt chẽ và tận dụng sự phối hợp giữa các bộ sưu tập. Ví dụ, việc sử dụng túi xách Louis Vuitton kết hợp với trang sức Bulgari hoặc nước hoa của Dior đã tạo ra những bộ sưu tập hoàn hảo và gia tăng giá trị cho từng thương hiệu.

LVMH – Hệ sinh thái “bất bại” 500 tỷ USD: Khi son môi Dior, vali Louis Vuitton và đồng hồ Hublot cùng chung một mái nhà - Ảnh 5.

Sang trọng luôn gắn liền với lịch sử và lịch sử gắn liền với một nền văn hóa. Đây là lý do tại sao LVMH luôn sản xuất các sản phẩm xa xỉ hàng đầu của mình tại nơi xuất xứ, chấp nhận chi phí sản xuất cao để đổi lại một hình ảnh thương hiệu không bao giờ bị sứt mẻ.

Kết

Tập trung vào chất lượng, sáng tạo, và quản lý thương hiệu đa dạng, LVMH đã trở thành một tập đoàn xa xỉ hàng đầu trên thế giới, với giá trị thị trường lên tới 500 tỷ USD.

Bất chấp Covid-19, LVMH đã chứng kiến doanh số bán hàng tăng trưởng 12% trong quý 3 năm 2020 và kết thúc năm đại dịch 2020 với doanh thu 144 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước.

Hiện có mặt tại hơn 70 quốc gia và sở hữu 4.800 cửa hàng bán lẻ, LVMH được dự báo sẽ giữ vững vị thế của mình trong nhiều năm sắp tới.