Là một người mẹ, tôi hiểu chuyện dạy con sẽ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, nên trong phạm vi có thể làm, tôi luôn cố gắng kiểm soát để rèn con trở thành một đứa trẻ ngoan, vâng lời bố mẹ.
Mà quả thực từ nhỏ đến hiện tại con trai đã 6 tuổi, đi đến đâu tôi cũng “nở mày nở mặt” vì được nghe nhiều người dành lời khen cho thằng bé. Nửa năm trở lại đây, công việc của vợ chồng tôi phát triển và điều đó cũng đồng nghĩa thời gian quản thúc con không còn được chặt chẽ như trước. Để con không thiệt thòi, tôi đã bỏ ra số tiền 10 triệu để thuê một người giúp việc hỗ trợ trong giai đoạn bận rộn này.
Ảnh minh hoạ
Những lại không bao giờ ngờ rằng, quyết định đó đã khiến tôi mắc sai lầm. Sau khi phát hiện bất ổn, tôi đã lập tức cho giúp việc nghỉ. Cụ thể, vào một ngày cuối tuần trước, tôi có hẹn cà phê với chị bạn hàng xóm, rồi vô tình nghe được một bí mật về người giúp việc.
Chị hàng xóm mách rằng, giúp việc nhà tôi giàu có đến nỗi thấy mỗi lần cô ta đi ra ngoài là lại mang túi hiệu, và xịt nước hoa thơm phức. Ban đầu nghe kể, tôi không tin vì rõ ràng lý lịch điều tra trước đó về giúp việc đã có ghi rõ hoàn cảnh của cô ta.
Nhưng vì chị hàng xóm nhắc nhở nên tôi đã quyết định đặt camera quay lén ở nhà, cuối cùng mới phát hiện chuyện động trời. Hoá ra, túi hiệu và nước hoa là của tôi, và người giúp việc vì muốn thỏa thói phông bạt nên đã nhiều lần dụ dỗ con trai tôi lén vào phòng mẹ lấy đưa cho cô ta.
Ảnh minh hoạ
Sau khi biết toàn bộ sự tình, tối đó tôi đã thử hỏi dò con, nhưng nào ngờ có lẽ vì đã được bảo mẫu dặn dò trước nên con trai tôi không thừa nhận, thậm chí còn nói dối, chuyện mà từ nhỏ đến lớn con chưa từng làm bao giờ.
Tôi đã cực kỳ sốc khi đối diện với tình huống này. Quá tức giận, tôi trừ lương bảo mẫu rồi đuổi việc cô ta. Còn con trai thì nhận kiểm điểm suốt một tuần nay. Dù lỗi hoàn toàn không phải do đứa trẻ, nhưng tôi nghĩ dù thế nào thì sự răn đe là cần thiết để con rút kinh nghiệm trong tương lai. Ai làm mẹ, có lẽ cũng nên rèn tinh thần thép này như tôi.
Tâm sự từ độc giả huongdo…@gmail.com
Dạy trẻ nói dối không chỉ gây ra những hậu quả tiêu cực trong quan hệ gia đình mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và đạo đức của trẻ. Khi trẻ nhỏ học cách nói dối, chúng có thể trở nên thiếu trung thực và không đáng tin cậy trong các mối quan hệ xã hội. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ gặp khó khăn trong việc xây dựng và duy trì bạn bè, cũng như tạo ra những mối quan hệ không lành mạnh với người khác.
Một trong những lý do chính khiến việc dạy trẻ nói dối trở nên nghiêm trọng là sự hình thành của lòng tin. Trẻ em cần cảm thấy an toàn và tin tưởng vào người lớn xung quanh chúng. Nếu trẻ nhận thấy rằng việc nói dối là cách để tránh rắc rối hoặc đạt được điều gì đó, chúng có thể bắt đầu nghĩ rằng sự trung thực không quan trọng. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ không biết cách xử lý các tình huống khó khăn một cách trung thực và đúng đắn.
Ngoài ra, việc nói dối có thể làm tổn thương mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Khi trẻ phát hiện ra rằng người lớn cũng nói dối, chúng có thể cảm thấy bị phản bội và mất lòng tin. Sự thiếu trung thực trong gia đình có thể tạo ra một môi trường không lành mạnh, nơi mà trẻ cảm thấy không thoải mái khi chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình.
Hơn nữa, việc dạy trẻ nói dối có thể ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng giao tiếp của chúng. Trẻ em cần học cách diễn đạt cảm xúc và nhu cầu một cách rõ ràng. Nếu chúng sử dụng lời nói dối như một công cụ để giao tiếp, chúng sẽ không học được cách thể hiện bản thân một cách chân thật và hiệu quả.
Cuối cùng, việc giáo dục trẻ về giá trị của sự trung thực và lòng tin là rất quan trọng. Cha mẹ và người lớn nên trở thành hình mẫu tích cực và khuyến khích trẻ em nói ra sự thật, ngay cả khi điều đó có thể gây khó khăn. Điều này không chỉ giúp trẻ phát triển thành những cá nhân có trách nhiệm mà còn tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn, nơi mà sự trung thực được coi trọng và tôn vinh.
