'Quả ngọt' sau 6 lần thụ tinh thất bại

Admin

Hà NộiChị Huyền, 32 tuổi, bị viêm niêm mạc tử cung, chồng tinh trùng yếu, vô sinh 7 năm, thụ tinh nhân tạo và thụ tinh ống nghiệm đến lần thứ 7 mới có con.

"Đúng lúc chúng tôi tuyệt vọng nhất thì các con tới", chị Thanh Huyền, 32 tuổi, ngụ Vĩnh Phúc, nói hôm 15/4, chia sẻ cặp song sinh hiện hai tháng tuổi, khỏe mạnh.

Vợ chồng chị kết hôn 3 năm không có con, hai lần thụ tinh nhân tạo (IUI), hai lần thụ tinh ống nghiệm (IVF) đều thất bại không rõ nguyên nhân. Năm 2021, họ đến IVF Tâm Anh thăm khám.

ThS.BS Lê Quang Đô cho biết người vợ sức khỏe sinh sản bình thường, số lượng noãn và nội tiết tố tốt thuận lợi cho mang thai. Song người chồng chất lượng tinh trùng không tốt. Xét nghiệm di truyền phát hiện đột biến gene mất tiểu vùng AZFc trên nhánh dài của nhiễm sắc thể giới tính Y. Tình trạng này khiến tinh binh rất ít, yếu và dị dạng.

"Thụ tinh ống nghiệm là phương pháp điều trị duy nhất trong trường hợp này", bác sĩ Đô nói.

Hai con gái song sinh của vợ chồng chị Huyền khi mới chào đời. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Hai con gái song sinh của vợ chồng chị Huyền khi mới chào đời. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Êkíp thu mẫu tinh trùng của người chồng, chọn lọc những tinh binh khỏe mạnh, sau đó tiêm tinh trùng vào bào tương noãn của vợ để tạo thành phôi (phương pháp ICSI). Phôi được nuôi trong phòng Lab vô trùng, mô phỏng môi trường tử cung người mẹ, thu được 4 phôi chất lượng tốt. Dù niêm mạc tử cung tối ưu, chị Huyền chuyển phôi thêm hai lần vẫn thất bại.

Vợ chồng chị chán nản, tìm vận may ở đơn vị hỗ trợ sinh sản khác, song các bác sĩ tại đây khuyên họ không nên bỏ lỡ cơ hội từ hai phôi trữ đông cuối cùng. Đầu năm 2024, họ quay lại IVF Tâm Anh dự định chuyển cùng lúc hai phôi, nếu không thành công sẽ dừng điều trị vô sinh.

Bác sĩ Đô chỉ định soi buồng tử cung để tìm nguyên nhân chuyển phôi thất bại liên tiếp, phát hiện chị Huyền bị viêm niêm mạc tử cung mạn tính nhờ giải phẫu tế bào tức thì. Bệnh lý này không thể phát hiện được bằng siêu âm hay chụp phim, chỉ dựa trên soi buồng tử cung nếu có nghi ngờ. Tình trạng viêm cản trở phôi làm tổ, làm giảm độ dày nội mạc tử cung khiến không đủ đáp ứng chuyển phôi. Sau hai tuần dùng thuốc kháng sinh đặc trị, chị Huyền được bác sĩ chuyển một phôi ngày 5 vào tử cung.

Sau chuyển phôi, người bệnh hoạt động bình thường, giữ tâm lý thoải mái, không kiêng khem như lần trước. Xét nghiệm sau 12 ngày cho kết quả chuyển phôi thành công, phôi bất ngờ phân tách thành hai, giúp chị đậu song thai.

Suốt thai kỳ, chị Huyền đối mặt nguy cơ sảy thai, đẻ non, đái tháo đường, tăng huyết áp..., được theo dõi chặt chẽ tại trung tâm Sản Phụ khoa. Đầu năm 2025, hai bé gái chào đời khỏe mạnh ở tuần 35.

Bác sĩ Đô chia sẻ niềm vui với gia đình chị Huyền trước khi xuất viện. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Bác sĩ Đô chia sẻ niềm vui với gia đình chị Huyền trước khi xuất viện. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Theo bác sĩ Đô, trường hợp của vợ chồng chị Huyền, nguyên nhân vô sinh ban đầu xác định do người chồng thiểu tinh. Nhưng lý do chuyển phôi thất bại liên tiếp vì viêm niêm mạc tử cung và tình trạng lo âu của người vợ.

"Vô sinh hiếm muộn không phải là vấn đề của riêng vợ hoặc chồng, điều trị cặp đôi mới toàn diện và hiệu quả", bác sĩ Đô nói. Tại IVF Tâm Anh, nhờ "liệu pháp cặp đôi", tỷ lệ IVF thành công đạt gần 85%.

Thanh Ba

Độc giả gửi câu hỏi về vô sinh hiếm muộn tại đây để bác sĩ giải đáp