Đến trường đón con vô tình thấy cảnh đau lòng, mẹ không nói nên lời, lập tức chuyển lớp cho con

Admin

"Nhờ cô rồi vẫn không ăn thua nên mình vẫn chuyển lớp và bảo ban con tiếp" - người mẹ nói.

Đến trường đón con vô tình thấy cảnh đau lòng, mẹ không nói nên lời, lập tức chuyển lớp cho con - 1

Trẻ ở lứa tuổi nào cũng cần được bố và thầy cô giám sát chặt chẽ, nhất là lứa tuổi mầm non, con chưa có khả năng tự vệ và dễ trở thành đối tượng "mua vui" cho kẻ khác.

Một đoạn clip được chia sẻ mới đây gây được sự chú ý mạnh mẽ của những người dùng mạng. Trong đoạn video ấy ghi lại cảnh tượng một bé trai (áo xanh, quần đen) bị người bạn cùng lớp (áo xanh, quần cam) bắt nạt khiến nhiều người không khỏi xót xa.

Theo đó, trong khi bé trai (quần đen) đang ngồi cặm cụi chơi với những thẻ bài ở sàn lớp học thì bạn học (mặc quần màu cam) không ngừng có những hành động thể hiện sự không tôn trọng, bắt nạt cậu bé. Cậu nhóc (quần màu cam) không chỉ chổng mông vào mặt bạn học, lấy chân đá vào mặt bạn mà còn ngồi lên cổ và ghì bạn xuống.

Đến trường đón con vô tình thấy cảnh đau lòng, mẹ không nói nên lời, lập tức chuyển lớp cho con - 2

Đến trường đón con vô tình thấy cảnh đau lòng, mẹ không nói nên lời, lập tức chuyển lớp cho con - 3

Đến trường đón con vô tình thấy cảnh đau lòng, mẹ không nói nên lời, lập tức chuyển lớp cho con - 4

Bé trai bị bắt nạt không phản kháng mà để mặc cho bạn mình có những hành động xấu. Cảnh tượng này đã được người mẹ có con trai bị bắt nạt trông thấy và ghi lại. Người mẹ bày tỏ đã cảm thấy vô cùng đau lòng khi con trai mình bị bắt nạt như vậy. "Mình biết là phải dạy con phản vệ lại các hành động trên nhưng bạn kia cứ thích bắt nạt con mình. Nhờ cô rồi mà vẫn không ăn thua nên mình vẫn chuyển lớp và bảo ban con tiếp" - người mẹ chia sẻ.

Phía dưới phần bình luận, rất nhiều người bày tỏ sự bức xúc trước hành động bắt nạt bạn bè của bé trai. Bên cạnh đó nhiều người cho rằng việc dạy con biết cách tự vệ và phản kháng khi bị bắt nạt là điều vô cùng cần thiết.

Đến trường đón con vô tình thấy cảnh đau lòng, mẹ không nói nên lời, lập tức chuyển lớp cho con - 5

Đến trường đón con vô tình thấy cảnh đau lòng, mẹ không nói nên lời, lập tức chuyển lớp cho con - 6

Đến trường đón con vô tình thấy cảnh đau lòng, mẹ không nói nên lời, lập tức chuyển lớp cho con - 7

Đến trường đón con vô tình thấy cảnh đau lòng, mẹ không nói nên lời, lập tức chuyển lớp cho con - 8

emSau khi thực hiện một bài phỏng vấn, các chuyên gia đã phân loại ra được 3 kiểu phụ huynh tương ứng với 3 cách hành xử khi phát hiện con bị bắt nạt ở trường. Cách hành xử cuối cùng được các chuyên gia khuyên cha mẹ nên thực hiện:/em

Trên thực tế, việc trẻ bị bắt nạt ở trường mẫu giáo như thế này không hiếm gặp. Và nếu cha mẹ không can thiệp kịp thời thì có thể sẽ khiến con bị tổn thương về thể chất và tâm lý. Song, dạy con đánh trả hay cam chịu là giải pháp tốt trong trường hợp bị bắt nạt như thế này?

Sau khi thực hiện một bài phỏng vấn, các chuyên gia đã phân loại ra được 3 kiểu phụ huynh tương ứng với 3 cách hành xử khi phát hiện con bị bắt nạt ở trường. Cách hành xử cuối cùng được các chuyên gia khuyên cha mẹ nên thực hiện:

Cách 1: Dạy con nhường nhịn bạn

“Nhẫn một chút sóng yên gió lặng, lùi một bước biển rộng trời cao” là phương châm dạy con của các bố mẹ này. Mỗi ngày họ đều dạy con sống chan hòa, nhường nhịn với các bạn cùng lớp. Nếu bạn có đánh con thì cũng chỉ là trò đùa thôi, chứ không có gì nghiêm trọng đến mức phải dùng từ “bắt nạt” và dạy con đánh trả. Nhịn một chút là được.

Song, theo các chuyên gia tâm lý cách dạy này của cha mẹ sẽ khiến trẻ ngày càng trở nên nhút nhát, rụt rè, tự ti và cho dù bị bạn đánh nhiều lần cũng không bao giờ dám nói với bố mẹ. Bởi vì con hiểu rằng nếu con có nói ra thì bố mẹ cũng chỉ xem là trò đùa của bọn trẻ con mà thôi.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cách 2: Dạy con đánh lại bạn khi bị bạn đánh

Việc đánh trả lại người khác khi bị bắt nạt nhằm mục đích tự vệ suy cho cùng cũng không có gì là sai. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không giải thích rõ thế nào là tự vệ và thế nào là bắt nạt lại, thì trẻ sẽ mặc nhiên cho rằng đánh lại người khác là luôn luôn đúng. Từ đó, hình thành nên thói quen “nói chuyện bằng nắm đấm” và sau này lớn lên trẻ sẽ rất khó để có thể bình tĩnh nói chuyện với người khác.

Cách 3: Chống trả nhưng không đánh trả

“Khi con bị bạn đánh, con phải chống trả nhưng con không nên đánh trả. Con có thể khóc to, la to, bỏ chạy để thu hút sự chú ý của giáo viên hay người lớn. Đồng thời con cũng có thể nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh. Họ sẽ bảo vệ con và đây là cách để con bảo vệ mình”.

Cách ứng xử này không chỉ giúp trẻ có thể bảo vệ được bản thân mà còn nâng cao nhận thức của bé về việc chống bắt nạt. Bên cạnh đó, cách làm này còn rèn con tính cách không yếu đuối nhưng cũng không quá thô bạo. Chính vì thế, theo đánh giá của các chuyên gia đây là câu trả lời hoàn hảo nhất khi con bạn bị bạn đánh.

Con gái Thủy Tiên âm thầm chịu đựng khi bị bạn bạo lực học đường, con trai Đan Trường bị bạn đánh đỏ mắt
Con gái Thủy Tiên âm thầm chịu đựng khi bị bạn bạo lực học đường, con trai Đan Trường bị bạn đánh đỏ mắt
Dù ở lứa tuổi nào, trẻ cũng có thể là nạn nhân của bạo lực học đường.
Bấm xem >>

Bạo lực học đường