Tôi cứ nghĩ con gái lười học, nói dối để mẹ cho đi ngủ nên mới bịa ra câu chuyện như vậy. Thế nhưng khi tôi ngồi cùng học với con, lắng tai nghe mới thấy hoảng vì có tiếng người khóc thật.
Ảnh minh họa
Tôi về làm dâu nhà chồng được 7 năm nay và được biết trong nhà chồng tôi có một căn phòng luôn đóng kín cửa, không ai được phép vào và mẹ chồng tôi là người giữ chìa khóa. Sự tích về căn phòng đó như thế nào thì tôi cũng không biết, chỉ biết là 10 năm nay chưa bao giờ thấy căn phòng mở cửa, mọi người trong nhà đều bảo nhau không được vào phòng đó dù cho có bất kì chuyện gì xảy ra.
Tôi nghe cũng chỉ biết vậy, không hỏi thêm vì thực chất cũng không phải là việc của mình, cũng không ảnh hưởng tới mình. Thế nhưng dạo gần đây thì mọi chuyện đã khác.
Bên cạnh căn phòng đó là căn phòng ngủ của con gái tôi, vợ chồng tôi và bố mẹ chồng, anh chị chồng đều ở phía dưới. Con gái tôi vốn là đứa trẻ mạnh mẽ nhưng dạo gần đây liên tục nói nhỏ với mẹ:
- Mẹ ơi con sợ lắm, hay mẹ đổi phòng cho con xuống dưới với bố mẹ và ông bà đi.
- Sao thế con, ban đầu con tự nhận ở phòng này cơ mà.
Ảnh minh họa
Khi con được 5 tuổi chúng tôi tách con ra ở riêng phòng, trang trí đẹp đẽ, thiết kế nhiều nội thất hiện đại nên cô bé thích lắm. Con luôn thích thú được ở phòng riêng nhưng bất ngờ đòi ở chung với bố mẹ hoặc đổi phòng. Gặng hỏi mãi con mới nói lý do:
- Dạo gần đây con liên tục nghe thấy tiếng khóc vọng ra từ phòng bên cạnh mẹ ạ. Con sợ lắm.
- Nào, lại nói dối mẹ để không phải học đấy hả? Mẹ đã nói với con là phòng đó không có ai ở 10 năm nay rồi đó và cũng không ai trong nhà này được phép vào phòng đó theo lệnh của bà nội, vậy thì làm sao lại có tiếng khóc trong phòng được.
- Không, con nói thật mà. Tối nay mẹ ngủ ở phòng con, mẹ nghe thử xem nhé.
Tôi không tin chuyện ma quỷ nhưng cũng để giải tỏa áp lực cho con gái nên tối hôm đó cũng ở trong phòng học và ngủ cùng con. Học cả buổi tối đến 9h thì hoàn toàn không nghe thấy tiếng gì. Sau đó hai mẹ con lên giường đi ngủ. Thế nhưng khi đang ngủ, tôi bị con gái gọi dậy giữa đêm:
- Mẹ, mẹ nghe đi, đó chẳng phải là tiếng khóc của ai đó hay sao?
Ảnh minh họa
Tôi lắng tai nghe thì đúng là có tiếng khóc thút thít của đàn ông vọng ra từ phòng bên cạnh. Quá lạ bởi nếu có ai vào phòng đó thì chỉ có mẹ chồng tôi, không ai là người có chìa khóa cả.
Tôi cũng hơi sợ nên gọi điện cho chồng cùng lên để xem rõ sự tình. Khi hai vợ chồng tiến đến căn phòng đó thì quả nhiên căn phòng không khóa nên chúng tôi mở cửa bước vào. Đây cũng là lần đầu tiên tôi được đặt chân vào căn phòng này kể từ khi về làm dâu.
Vợ chồng tôi bất ngờ khi đúng là có người ở trong phòng khóc thật, không ai khác chính là cậu con trai riêng của chồng tôi.
Sau khi hỏi rõ sự tình tôi mới biết được, hóa ra đây là căn phòng mà chồng tôi và vợ cũ của anh cùng con trai đã từng chung sống trước khi cưới tôi về. Tuy nhiên vợ cũ của anh bỏ đi theo người đàn ông giàu có và không hề có liên lạc gì.
Bao năm qua, con trai riêng của chồng tôi vẫn sống cùng bố và gia đình bên nội, chưa hề biết mẹ ở đâu, như thế nào. Đứa trẻ mặc dù được tất cả mọi người yêu thương nhưng luôn sống trong sự thiếu thốn tình yêu của mẹ ruột. Càng lớn, tình yêu này với con càng trỗi dậy mạnh mẽ hơn.
Ảnh minh họa
Sau nhiều lần bị bà nội cấm vào lại căn phòng có nhiều đồ đạc của mẹ, con trai riêng của chồng tôi đã lén lút ăn trộm và đánh một chiếc chìa khóa khác để lẻn vào phòng. Cậu bé cứ nghĩ rằng người lớn trong nhà không biết chuyện này, ai dè lại bị con gái tôi phát hiện.
Đứa trẻ luôn khóc âm thầm vào giữa khuya cho vơi nỗi nhớ mẹ. Tôi thương con nhưng cũng chẳng biết phải làm thế nào bởi dù tôi có trao cho con bao nhiêu tình yêu thương cũng không thể bù đắp vị trí của người mẹ đẻ.
Tâm sự từ độc giả vian...
Khi vợ chồng quyết định chia tay, điều quan trọng nhất là phải đặt lợi ích của con cái lên hàng đầu. Trẻ em thường là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất trong những tình huống như vậy, và việc đảm bảo chúng không bị tổn thương là một trách nhiệm lớn lao.
Trước tiên, cả hai phụ huynh cần duy trì sự liên lạc thường xuyên. Điều này không chỉ giúp cha mẹ đỡ căng thẳng mà còn tạo ra một môi trường ổn định cho trẻ. Hãy thảo luận về các quyết định quan trọng liên quan đến con cái, từ giáo dục đến sức khỏe, và cùng nhau đưa ra những lựa chọn tốt nhất.
Bên cạnh đó, việc quan tâm và dành thời gian cho con là rất cần thiết. Dù cuộc sống có thay đổi như thế nào, trẻ em luôn cần cảm giác an toàn và yêu thương từ cả cha lẫn mẹ. Hãy dành thời gian để trò chuyện, chơi đùa hoặc tham gia vào các hoạt động mà trẻ yêu thích. Điều này không chỉ giúp trẻ cảm thấy được yêu thương mà còn củng cố mối quan hệ của chúng với cả hai phụ huynh.
Ngoài ra, hãy nhớ rằng trẻ có thể cảm thấy bối rối hoặc buồn bã khi thấy cha mẹ chia tay. Hãy tạo điều kiện cho trẻ có thể bày tỏ cảm xúc của mình và luôn lắng nghe chúng. Đôi khi, chỉ cần một cái ôm hay một lời an ủi từ cha mẹ cũng đủ để trẻ cảm thấy vững vàng hơn trong giai đoạn khó khăn này.
Cuối cùng, hãy tránh nói xấu về đối phương trước mặt trẻ. Hành động đó không chỉ gây tổn thương cho trẻ mà còn có thể ảnh hưởng đến cách chúng nhìn nhận về cả hai cha mẹ. Hãy nhớ rằng, dù hai người có chia tay, tình yêu dành cho con cái vẫn là điều không thay đổi.
Tóm lại, chia tay không có nghĩa là chấm dứt trách nhiệm làm cha mẹ. Hãy luôn nhớ rằng, con cái là sợi dây kết nối giữa hai người, và việc chăm sóc cho chúng là nhiệm vụ chung của cả hai.
