Cháu trai bị chảy máu mũi, bà ngoại bảo đứa trẻ ngửa đầu ra sau, đến bệnh viện bác sĩ lắc đầu nói: “Không cứu được”

Admin

Vì một sai lầm của bà mà khiến đứa cháu ra đi mãi mãi.

Nhiều chuyên gia, bác sĩ từng khuyên các bậc bố mẹ, người chăm sóc trẻ cần học kỹ năng sơ cứu để có thể tự tin giải quyết kịp thời những tình huống khẩn cấp, khi bé xảy ra sự cố ảnh hưởng đến sức khoẻ. Điều này thực sự quan trọng, để trong quá trình nuôi dạy con trẻ, bố mẹ không phải thốt lên 2 từ “giá như”. Trong đó, chảy máu mũi là một tình trạng rất phổ biến ở trẻ em, nhưng nếu xử lý không đúng cách có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Cách đây không lâu, mạng xã hội Trung Quốc rầm rộ thông tin về trường hợp của một cậu bé 5 tuổi, vì sai lầm của bà ngoại khi cháu trai bị chảy máu mũi mà đã khiến đứa trẻ ra đi mãi mãi. Theo Sohu, vào ngày cuối tuần khi bố mẹ đi làm tăng ca, Tiểu Tường ở nhà với bà ngoại, lúc đang chơi vui vẻ thì cậu bé đột nhiên bị chảy máu mũi, máu chảy nhiều dính ra cả quần áo.

Cháu trai bị chảy máu mũi, bà ngoại bảo đứa trẻ ngửa đầu ra sau, đến bệnh viện bác sĩ lắc đầu nói: “Không cứu được” - 1

Bà ngoại phát hiện ra thì vội vàng bảo Tiểu Tường ngẩng đầu ra sau, rồi lấy khăn giấy trên bàn nhét vào mũi để cầm máu cho cháu. Bà còn dặn Tiểu Tường nhất định không được cúi xuống, rồi mọi chuyện sẽ ổn nhưng không ngờ lần này máu mũi lại chảy dữ dội và nhiều đến vậy. 

Vì nghe lời bà, Tiểu Tường liên tục ngửa đầu ra sau, tư thế này đã khiến máu mũi chảy ngược vào miệng. Khi cậu bé cố nuốt nó thì bị nghẹn và máu vô tình chảy vào khí quản, chẳng mấy chốc đứa trẻ đã bị ngạt thở. 

Tiểu Tường không thở được và liên tục ho, nhưng bà ngoại vẫn kiên quyết bắt Tiểu Tường ngửa đầu ra sau rồi liên tục vỗ lưng cháu. Một lúc sau, Tiểu Tường ngừng ho, mặt bắt đầu tím tái, toàn thân mềm nhũn. Bà ngoại lúc này mới nhận ra tính nghiêm trọng, hoảng sợ nên nhanh chóng bắt taxi đưa cháu trai đến bệnh viện. 

Tuy nhiên mọi chuyện đã quá muộn, bác sĩ lắc đầu nói: “Không cứu được nữa”. Đây là một bi kịch lớn, khiến gia đình Tiểu Tường suy sụp trước sự ra đi của cháu trai, và cũng là hồi chuông cảnh tỉnh nhiều phụ huynh. Đứa trẻ bị chảy máu mũi, nhưng cách xử lý không đúng của bà ngoại đã gây ra tai họa cho cháu mình. 

Vậy nên, để tránh bi kịch này được lặp lại nhiều lần thì các bậc bố mẹ cần học cách cầm máu đúng cách khi con khi bé bị chảy máu mũi. Có 3 bước để cầm máu đúng cách.

- Bước 1: Yêu cầu trẻ cúi đầu xuống

Nếu con bị chảy máu mũi, hãy để máu chảy tự nhiên, đừng bao giờ cố bắt con ngửa đầu ra sau để cầm máu. Nếu làm vậy, máu có thể chảy ngược vào miệng hoặc thậm chí vào khí quản, điều này có thể gây nguy hiểm.

Nếu vào miệng, vị tanh của máu sẽ khiến trẻ khó chịu, nếu vào khí quản sẽ càng rủi ro hơn.

- Bước 2: Dùng ngón trỏ và ngón cái véo hai bên mũi của trẻ

Chảy máu mũi ở trẻ em có thể là do các mao mạch trong khoang mũi bị vỡ. Khi chúng ta véo hai bên mũi, các mao mạch sẽ bị nén lại và việc nén này có thể cầm máu. Do đó, chảy máu mũi nhẹ thường có thể cầm được bằng cách ấn.

- Bước 3: Quan sát con 

Nếu thấy con mình bị chảy máu mũi nhiều, bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện ngay lập tức, vì chảy máu mũi nhiều thì rất có thể là do vấn đề về máu, hoặc trẻ có thể bị vết thương lớn ở khoang mũi. Dù là vấn đề gì, bố mẹ cũng cần đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị đúng cách.

Cháu trai bị chảy máu mũi, bà ngoại bảo đứa trẻ ngửa đầu ra sau, đến bệnh viện bác sĩ lắc đầu nói: “Không cứu được” - 2

Nguyên nhân nào khiến trẻ em thỉnh thoảng bị chảy máu mũi? 

- Thời tiết tương đối khô sẽ khiến niêm mạc mũi của trẻ bị khô

Đặc biệt ở miền Bắc, độ ẩm tương đối thấp. Độ ẩm thấp sẽ khiến mũi trẻ khô hơn. Ngoài ra, khi mũi trẻ khó chịu, trẻ thường có thói quen dụi hoặc ngoáy mũi bằng tay, điều này có thể gây chảy máu mũi.

- Thức ăn trẻ ăn tương đối khô

Khi trẻ ăn thức ăn khô và không uống nước, bố mẹ sẽ thấy hơi thở của trẻ nóng, điều này có thể gây chảy máu mũi.

- Trẻ có thói quen chà xát mũi bằng tay

Một số trẻ thích ngoáy mũi, khi làm như vậy, chúng có thể xâm nhập vào các mao mạch và gây chảy máu.

- Trẻ mắc bệnh về máu

Nếu trẻ bị giảm tiểu cầu hoặc bệnh bạch cầu, trẻ có thể bị chảy máu mũi thường xuyên và lượng máu sẽ tương đối lớn. Vì vậy, nếu bố mẹ thấy con chảy máu mũi và lượng máu nhiều thì phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay, trước khi quá muộn.

Cháu trai 8 tuổi ăn bánh bao bà nội nấu thì nôn mửa dữ dội, gia đình đưa đến bệnh viện bác sĩ lắc đầu: Quá muộn rồi
Cháu trai 8 tuổi ăn bánh bao bà nội nấu thì nôn mửa dữ dội, gia đình đưa đến bệnh viện bác sĩ lắc đầu: “Quá muộn rồi”
Nghe nguyên nhân khiến cháu nhập viện, bà nội khóc ngất vì hối hận.
Bấm xem >>

Người mẹ cần biết