Bùng nổ ‘cuộc chiến’ chống miếng ba rọi 98% mỡ

Admin

Thực khách liên tục chỉ trích các nhà hàng thịt nướng bán samgyeopsal quá nhiều mỡ trong một tháng qua. Giờ đây, cửa hàng bách hóa trở thành mục tiêu tiếp theo.

"Món samgyeopsal 98% mỡ cũng được bán tại các cửa hàng bách hóa" là bài đăng xuất hiện trên mạng xã hội Hàn Quốc hôm 19/5. Ngay lập tức, chủ đề này thu hút hàng triệu lượt xem, bình luận và được chia sẻ rộng rãi.

Người đăng bài cho biết mình đã mua một miếng thịt ba rọi hơn 300 gram với giá 10.240 won (7,5 USD) để làm món samgyeopsal (thịt nướng phong cách Hàn Quốc) ở một cửa hàng bách hóa tại Namdong, Incheon. Tuy nhiên, khi về đến nhà, khách hàng này cảm thấy tức giận vì miếng thịt quá mỡ.

"Lúc mua, tôi đã không xem xét kỹ vì nghĩ các cửa hàng bách hóa sẽ nghiêm ngặt về chất lượng để bán với mức giá đắt hơn. Nhưng cuối cùng thì không có thịt, chỉ toàn mỡ", người này viết.

Đây là trường hợp mới nhất trong "cuộc chiến" chống những miếng thịt ba rọi quá nhiều mỡ ở Hàn Quốc. Trong tháng qua, nhiều thực khách ở các quán bán samgyeopsal liên tục phàn nàn về lượng mỡ trong những miếng thịt. Giờ đây, cửa hàng bách hóa là mục tiêu tiếp theo của "cuộc chiến" này.

#MeToo trong ngành ẩm thực

Theo JoongAng, sự phản đối đối với miếng thịt ba rọi nhiều mỡ đang lan rộng trong một tháng qua. Trên mạng xã hội, nó thậm chí phát triển nhưng phong trào #MeToo, nơi mọi người không ngừng than phiền rằng họ cũng từng gặp phải những miếng thịt như vậy.

"Cuộc chiến" bắt đầu bằng bài đăng của một khách hàng ở nhà hàng Jeju cách đây một tháng. Người này cho biết đã chi đến 150.000 won (khoảng 110 USD) cho hai phần thịt nướng được làm từ thịt bụng của lợn Jeju và một chai rượu soju. Tuy nhiên, những miếng thịt mà người này nhận được có “tỷ lệ mỡ lên đến 98%”.

Bài đăng cùng hình ảnh đi kèm viral đến mức Thống đốc Jeju Oh Young-hun đã tổ chức họp báo vào đầu tháng 5, tuyên bố chính quyền sẽ rà soát lại hoạt động chăn nuôi lợn ở tỉnh và có nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ hơn. Thống đốc Oh xác nhận chính quyền đã bắt đầu kiểm tra hoạt động của các nhà hàng samgyeopsal trên địa bàn.

Tuy nhiên, ông Oh cũng đề cập đến "sự khác biệt trong văn hóa ẩm thực" và khiến cuộc tranh luận đi xa hơn. "Thật khó để tiếp cận quá mức đối với các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh tư nhân. Tôi nghĩ rằng có thể có sự khác biệt trong văn hóa ẩm thực. Điều này nên được xem xét", ông nói.

Không lâu sau đó, một người đăng bài phản ánh tình trạng tương tự ở nhà hàng tại Daegu. Dù được giới thiệu là làm từ "những miếng thịt ngon nhất", món thịt nướng ở đây khiến nhiều người "nổi da gà" vì quá mỡ.

"Nếu họ cho tôi loại thịt như vậy, tôi sẽ không bao giờ quay lại. Nhưng tôi đoán những nơi này cũng không muốn giữ chân khách hàng để kinh doanh lâu dài. Nó còn tệ hơn cả món bụng lợn béo ngậy của đảo Jeju", theo người đăng bài viết.

Áp dụng quy định 1-1,5 cm mỡ

Thực tế, tranh cãi về lượng mỡ trong miếng thịt ba rọi đã bùng lên tại Hàn Quốc từ năm ngoái. Trong ngày 3/3 hàng năm, hay còn gọi là "Ngày Samgyeopsal", các miếng thịt ba rọi thường được giảm một nửa giá ở các siêu thị, cửa hàng trên khắp Hàn Quốc.

Tuy nhiên, vào ngày 3/3 năm ngoái, nhiều nhà phân phối bị chỉ trích vì cung cấp những miếng thịt toàn mỡ.

Để giải quyết lo ngại này, hồi tháng 1, Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc đã quy định rằng mỡ trong những miếng thịt ba rọi thông thường không được dày quá 1 cm và 1,5 cm đối với thịt có da. Hướng dẫn này được gửi đến những đơn vị chủ chốt trong ngành chăn nuôi, bao gồm Hiệp hội Công nghiệp Thịt Hàn Quốc và các chuỗi cửa hàng lớn.

thit ba roi anh 3

Quy định mới buộc các nhà hàng, cửa hàng không được bán thịt ba rọi có phần mỡ dày quá 1-1,5 cm. Ảnh: Choi Ye-rin/Hani.

Quy định mới đánh dấu nỗ lực đầu tiên của chính phủ Hàn Quốc nhằm thiết lập các tiêu chuẩn quản lý chất lượng cho thịt lợn. Chính phủ Hàn Quốc cũng đang hợp tác với ngành chăn nuôi để xây dựng một hệ thống phân loại mới cho thịt lợn.

Không giống như thịt bò, vốn có hệ thống phân loại lâu đời ở Hàn Quốc, thịt lợn phải đối mặt với những lời chỉ trích vì hệ thống phân loại kém nghiêm ngặt hơn, chỉ xem xét trọng lượng và độ dày của mỡ. Theo các nguồn tin trong ngành, hệ thống hiện tại thiếu đánh giá các yếu tố như mùi vị, màu sắc thịt và sở thích của người tiêu dùng.

Ngoài ra, không có nhãn mác bắt buộc đối với các loại thịt lợn khác nhau, khiến người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc đánh giá chất lượng thịt.

thit ba roi anh 4

Các cửa hàng bách hóa phải cam kết bán thịt ba rọi đạt chất lượng. Ảnh: Yonhap.

Ngày Samgyeopsal năm nay là lần đầu tiên các hướng dẫn mới về hàm lượng chất béo trong thịt ba rọi được áp dụng.

Chuỗi siêu thị E-mart cho biết tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo không có thịt ba rọi quá mỡ được bày bán. Lotte Mart đã triển khai một hệ thống hỗ trợ AI để sàng lọc hàm lượng chất béo trong các sản phẩm thịt ba rọi của mình.

SSG.com, chi nhánh trực tuyến của Tập đoàn Shinsegae, cũng đã cam kết về chất lượng, từ chối bán bất kỳ sản phẩm nào dưới tiêu chuẩn riêng của mình và tiến hành kiểm tra chất lượng ngẫu nhiên. Còn Coupang cho biết đã thiết lập hệ thống kiểm soát chất lượng riêng đối với thịt ba rọi được bán trên nền tảng.

Sách chữa lành tại Việt Nam

Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.