Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới làm được điều này

Admin

Việt Nam hiện là cứ điểm chiến lược cho các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới.

Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới làm được điều này- Ảnh 1.

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, khánh thành Nhà máy Coherent tại Khu Công nghiệp Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) vào sáng 28/7 là một bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển công nghệ toàn cầu của Tập đoàn Coherent (Hoa Kỳ). Đồng thời, đây là minh chứng sinh động cho sự tin tưởng ngày càng gia tăng của các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới đối với môi trường đầu tư và tiềm năng phát triển của Việt Nam.

Tại lễ khánh thành, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng chúc mừng Tập đoàn Coherent và đánh giá cao sự hỗ trợ, vào cuộc quyết liệt của tỉnh Đồng Nai trong suốt quá trình chuẩn bị và triển khai đầu tư dự án.

Về hợp tác đầu tư nước ngoài, Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư có chọn lọc, hướng đến các dự án công nghệ cao, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, nghiên cứu và phát triển, chuyển đổi kép, năng lượng sạch, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ…

Năm 2024, Việt Nam được xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế về chỉ số đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, tăng 2 bậc so với năm 2023. Đáng chú ý, Việt Nam là quốc gia duy nhất luôn có kết quả đổi mới sáng tạo cao hơn so với mức độ phát triển trong suốt 14 năm qua .

"Việt Nam đang trở thành 'cứ điểm chiến lược' cho các tập đoàn công nghệ lớn hàng đầu thế giới, như NVIDIA, Apple, Google, Qualcomm, Amkor, Marvell, Intel, Meta… và hôm nay là Coherent", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Cũng theo Phó Thủ tướng, việc Coherent - một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực vật liệu, thiết bị và linh kiện phục vụ công nghiệp bán dẫn và điện tử... tiếp tục mở rộng hoạt động đầu tư tại Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác sâu rộng trong đào tạo nhân lực, chuyển giao tri thức và công nghệ.

Đồng thời, dự án này cũng sẽ tạo ra hàng nghìn việc làm ổn định, chất lượng cho hàng nghìn lao động kỹ thuật và có trình độ cao. Đặc biệt, các sản phẩm của Coherent sẽ phục vụ trực tiếp cho nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực AI và dữ liệu lớn, qua đó nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị công nghệ toàn cầu.

Ngoài ra, theo Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu 2024 (GII 2024), Việt Nam tiếp tục có sự cải thiện thứ hạng đầu vào đổi mới sáng tạo tăng 4 bậc so với năm 2023, từ vị trí 57 lên 53 (đầu vào đổi mới sáng tạo gồm 5 trụ cột: Thể chế, Nguồn nhân lực và nghiên cứu, Cơ sở hạ tầng, Trình độ phát triển của thị trường, Trình độ phát triển của doanh nghiệp).

Đầu ra đổi mới sáng tạo tăng 4 bậc so với 2023, từ vị trí 40 lên 36 (đầu ra đổi mới sáng tạo gồm 2 trụ cột: Sản phẩm tri thức và công nghệ, Sản phẩm sáng tạo). Việt Nam duy trì vị trí thứ 2 trong nhóm các quốc gia thu nhập trung bình thấp. Quốc gia thu nhập trung bình thấp xếp trên Việt Nam là Ấn Độ với thứ hạng 39.

Bên cạnh đó, có 5 quốc gia có thu nhập trung bình cao xếp trên Việt Nam là (Trung quốc xếp hạng 11, Malaysia xếp hạng 33, Thổ Nhĩ Kỳ xếp hạng 37 Bulgari xếp hạng 38 và Thái Lan xếp hạng 41), còn lại tất cả các quốc gia xếp trên Việt Nam đều là các quốc gia có nền công nghiệp phát triển, thuộc nhóm thu nhập cao. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam đứng thứ 4 (sau Singapore, Malaysia và Thái Lan).

Trong Báo cáo GII 2024 của WIPO, Việt Nam được WIPO ghi nhận là một trong 8 quốc gia thu nhập trung bình cải thiện thứ hạng nhiều nhất tính từ năm 2013 (gồm Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Việt Nam, Philippines, Indonesia, Iran và Marocco). Việt Nam cũng là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục có thành tích vượt trội so với mức độ phát triển trong 14 năm liên tiếp (gồm Ấn Độ, Moldova và Việt Nam).

Điểm số các trụ cột của Việt Nam cao hơn các quốc gia ở nhóm thu nhập trung bình thấp và thậm chí còn cao hơn nhóm thu nhập trung bình cao, ngoại trừ trụ cột 2 về Nguồn nhân lực và nghiên cứu.

Đáng chú ý, năm 2024, Việt Nam có 3 chỉ số đứng đầu thế giới là chỉ số về nhập khẩu công nghệ cao, xuất khẩu công nghệ cao và xuất khẩu hàng hóa sáng tạo. Có 3 chỉ số thuộc nhóm 10 quốc gia dẫn đầu thế giới là: Tốc độ tăng năng suất lao động (xếp hạng 3); số lượng ứng dụng điện thoại thông minh được tạo ra (xếp hạng 7) và phần chi nghiên cứu và phát triển do doanh nghiệp trang trải/tổng chi nghiên cứu và phát triển (xếp hạng 9).