Từng sản phẩm dệt may bán ở châu Âu phải gắn mã QR chứa đầy đủ thông tin

Admin

Các Bộ trưởng Kinh tế và Công nghiệp 27 nước thành viên Liên minh châu Âu mới đây đã thống nhất sẽ áp dụng quy định cấm tiêu hủy hàng dệt may không bán được.

Ngành công nghiệp thời trang chứa đầy những câu chuyện về cách các thương hiệu xử lý hàng tồn kho. Với các hãng thời trang nổi tiếng, việc tiêu hủy hàng tồn kho, thậm chí cả cuộn vải không sử dụng, là điều phổ biến nhằm duy trì tính độc quyền và giá trị thương hiệu.

Năm 2018, Burberry từng trở thành tâm điểm bàn luận khi đốt hầu hết các thiết kế lỗi mốt trị giá hàng chục triệu USD. Điều này khiến các nhà đầu tư và người tiêu dùng phẫn nộ bởi việc tiêu hủy trên không chỉ gây lãng phí mà còn dẫn đến ô nhiễm môi trường.

Từng sản phẩm dệt may bán ở châu Âu phải gắn mã QR chứa đầy đủ thông tin - Ảnh 1.

(Ảnh: European Policy Centre)

Trong thời gian tới, quy định mới yêu cầu từng sản phẩm dệt may bán ở thị trường châu Âu phải gắn mã QR chứa đầy đủ thông tin từ nguồn gốc, chất liệu làm sản phẩm có thân thiện với môi trường hay không, có khả năng tái chế không. Với mã QR này, cơ quan chức năng của các nước thành viên sẽ quản lý việc sản phẩm đã được bán hay vẫn tồn kho. 

Trước đó, từ năm 2020, Pháp đã cấm các công ty thời trang tiêu hủy các mặt hàng không bán được hoặc bị trả lại.