Hiện nay, Ấn Độ là quốc gia có dân số lớn nhất thế giới. Do đó, sự phát triển công nghiệp của Ấn Độ được thực hiện song hành cùng mức tiêu thụ điện dân dụng. Trước đây, để đảm bảo sự phát triển bền vững của các ngành công nghiệp ở Ấn Độ, cư dân địa phương bị cắt điện 5 giờ mỗi ngày. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của Ấn Độ. Khi thiếu điện, sự phát triển của một quốc gia sẽ gặp nhiều trở ngại.
Trong khi đó, Trung Quốc được biết đến có nhiều công nghệ đỉnh cao trong việc xây dựng các nhà máy thủy điện. Chính vì vậy, Ấn Độ đã tìm đến Trung Quốc để hợp tác nhằm giải quyết vấn đề điện cho người dân của nước này.
Theo đó, Trung Quốc đã sử dụng công nghệ độc quyền để giúp Ấn Độ xây dựng các nhà máy thủy điện. Cụ thể, Ấn Độ đã chi hàng chục tỷ USD để tìm kiếm sự hợp tác với các công ty lớn của Trung Quốc. Vì điện rất cần thiết để phát triển kinh tế đất nước, Ấn Độ đã hợp tác với Trung Quốc để xây dựng nhà máy điện nhằm cung cấp điện cho sáu thành phố lớn. Điều này đã tạo cơ sở cho sự hợp tác giữa hai quốc gia.
Trên thực tế, Trung Quốc đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng các nhà máy thủy điện. Sau khi giúp Ấn Độ giải quyết vấn đề này, Ấn Độ cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với công nghệ của Trung Quốc. Giúp Ấn Độ giải quyết vấn đề nhiều năm chưa giải quyết được khiến Nhật Bản và các nước châu Âu ngưỡng mộ công nghệ của Trung Quốc và phải thốt lên “không thể tin được”.
Đối với công nghệ xây dựng nhà máy thủy điện, Trung Quốc đã đạt được tiến bộ vượt bậc trong đổi mới và ứng dụng công nghệ. Với các nhà máy thủy điện tại Ấn Độ, Trung Quốc đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào xây dựng. Cụ thể, công nghệ trí tuệ nhân tạo được sử dụng ở giai đoạn mô phỏng hình ảnh 3D và giai đoạn dự đoán, cảnh báo về hệ thống vận hành trạm thủy điện. Việc sử dụng các công nghệ này giúp hiểu rõ tình trạng hoạt động của các trạm thủy điện dựa trên dữ liệu, sau đó hệ thống sẽ phân tích và giải quyết các vấn đề.
Trước đây, Trung Quốc cũng đã sử dụng trí tuệ nhân tạo để xây dựng công trình thủy điện lớn thứ 2 trên thế giới Bạch Hạc Than (Baihetan) và chỉ mất 4 năm để hoàn thành. Trên thực tế, máy móc sử dụng trí tuệ nhân tạo có hiệu suất tốt hơn con người. Đặc biệt, trong một số tình huống cực kỳ nguy hiểm, máy móc có thể làm tốt hơn con người và tránh gây tai nạn trong quá trình thi công.
Điển hình như, máy xúc không người lái được điều khiển bởi trí tuệ nhân tạo có thể xác định các nguyên vật liệu được lưu trữ trong kho, sau đó vận chuyển những nguyên vật liệu này vào đội xe điện không người lái, sau đó những nguyên vậy liệu này được sử dụng trong quá trình thi công các công trình.
Toàn bộ quá trình sử dụng máy móc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vừa giúp giảm lao động, vùa giúp năng suất được cải thiện. Đặc biệt, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo sẽ giúp những nguyên vật liệu được gửi đến đúng nơi vào đúng thời điểm. Từ đó, phương pháp xây dựng ứng dụng trí tuệ nhân tạo không chỉ đảm bảo tiến độ của dự án mà còn tránh được sai sót của con người và đảm bảo độ vững chắc của các công trình.
Ngoài ra, Trung Quốc đang lên kế hoạch sử dụng công nghệ in 3D kết hợp trí tuệ nhân tạo để xây dựng một con đập thủy điện Dương Khúc trên cao nguyên Thanh Hải thuộc khu vực Tây Tạng, Trung Quốc. Sau khi hoàn thành, con đập thủy điện này sẽ trở thành con đập thủy điện ứng dụng công nghệ in 3D lớn nhất thế giới.
Bên cạnh việc sử dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ in 3D, Trung Quốc sẽ sử dụng máy đào, xe tải, máy ủi, máy rải và xe lu không người lái để xây dựng từng mảnh cho con đập thủy điện này. Con đập thủy điện này được khởi công vào cuối năm 2021 và dự kiến hoàn thành vào năm 2024.