Tiến sĩ Đại học Harvard: 6 câu cha mẹ EQ cao không sử dụng khi giao tiếp với con

Admin

GĐXH - Để nuôi dạy những đứa trẻ thông minh về mặt cảm xúc, cha mẹ cần cẩn trọng trong từng lời ăn tiếng nói.

Tiến sĩ Julia DiGangi - nhà tâm lý học thần kinh và là tác giả của cuốn sách Năng Lượng Tăng Trưởng: Khoa học Thần Kinh Về Lãnh Đạo Bằng Sức Mạnh Cảm Xúc, người đã hoàn thành chương trình nội trú tại Trường Y Harvard và Trường Y thuộc Đại học Boston, chia sẻ cha mẹ cần giao tiếp với con bằng việc thúc đẩy sự kết nối và tính độc lập, cả hai điều này đều quan trọng nếu bạn muốn xây dựng một mối quan hệ bền chặt, lành mạnh và đồng cảm với con.

Đặc biệt, trong vấn đề dạy dỗ con cái, cô cho biết có 7 câu nói cha mẹ không nên sử dụng với con mình.

1. "Sao con không cố hơn nữa?"

Bộ não được "lập trình" trở nên xuất sắc chỉ khi ở trong một tình huống có thể làm được.

Chính vì thế khi trẻ gặp khó khăn, không phải vì chúng không muốn làm tốt mà đơn giản là vì chúng không thể.

Nói cách khác, vấn đề không phải là động lực của trẻ, mà do sự khác biệt giữa kỳ vọng của cha mẹ và khả năng của đứa trẻ.

Ví dụ:

Giả sử con bạn dành quá nhiều thời gian để chơi trò chơi điện tử và quá ít thời gian cho việc đọc sách.

Cha mẹ không nên nói "sao con không cố mà đọc sách có phải tốt hơn không", "sao con không cố hơn nữa".

Thay vào đó, cha mẹ hãy thử nói một câu hỏi mở: "Mẹ thấy con thực sự thích trò chơi điện tử. Mẹ rất muốn nghe con chia sẻ lý do tại sao con thích chúng nhiều đến vậy. Con có thể chia sẻ với mẹ không?".

Mọi phụ huynh đều muốn con mình hạnh phúc và thành công, cách tốt nhất để đảm bảo điều đó là dạy trẻ mạnh mẽ về mặt tinh thần càng sớm càng tốt. Ảnh minh họa

Mọi phụ huynh đều muốn con mình hạnh phúc và thành công, cách tốt nhất để đảm bảo điều đó là dạy trẻ mạnh mẽ về mặt tinh thần càng sớm càng tốt. Ảnh minh họa

2. "Bình tĩnh nào!"

Không bao giờ là một ý kiến hay khi nói với trẻ rằng chúng nên cảm nhận như thế nào, ngay cả khi bạn chỉ đang cố gắng làm cho chúng bình tĩnh hoặc vui lên.

Điều quan trọng là cần phải chú ý đến hành động mà trẻ làm đối với các cảm xúc đang xảy ra.

Cha mẹ nên giúp con hiểu rằng cảm xúc khó chịu, giận dữ là điều thường gặp và hướng dẫn chúng thực hiện một hành động lấy lại bình tĩnh. Ví dụ như hít thở sâu, chạy bộ thay vì la hét.

3. "Tại sao con không nghe những gì mẹ nói?"

Theo Tiến sĩ Julia DiGangi, vấn đề thực sự ở đây là các bậc cha mẹ đã không lắng nghe được nhu cầu của con mình. Bộ não của trẻ được cấu tạo để tự chủ và nhu cầu khám phá thế giới.

Nếu cha mẹ đang bất đồng quan điểm vì con quá nghịch ngợm hay bướng bỉnh, thay vì hỏi tại sao chúng không lắng nghe những gì phụ huynh nói, hãy thử hỏi: "Không biết mẹ đã thực sự lắng nghe và thấu hiểu con chưa?".

Cha mẹ có EQ cao không cố gắng để con cái tuân thủ theo ý mình, mà họ luôn cố gắng để đạt được sự kết nối.

Con cái luôn cần biết rằng cha mẹ đã sẵn sàng lắng nghe sự thật về trải nghiệm của chúng hay chưa.

Những đứa trẻ bền bỉ về mặt tinh thần thường có lòng tự trọng cao hơn, dễ phát triển khả năng tự phục hồi về mặt tinh thần hơn. Ảnh minh họa

Những đứa trẻ bền bỉ về mặt tinh thần thường có lòng tự trọng cao hơn, dễ phát triển khả năng tự phục hồi về mặt tinh thần hơn. Ảnh minh họa

4. "Con sẽ làm tốt thôi"

Đây là một cách nhìn tích cực có thể giúp con trẻ tự tin, nhưng không ai có thể nhìn thấu được mọi thứ.

Cha mẹ thực sự không thể dự đoán được khi nào con thành công hay thất bại.

"Nói cách khác, đưa ra sự đảm bảo với trẻ rằng chúng sẽ thành công nhưng nếu không đạt được mục tiêu, điều đó có thể làm tổn thương sự tự tin của trẻ", chuyên gia nhận định.

Thay vì nói "Con sẽ thắng/làm tốt!", cha mẹ nên nói "Con hãy cố gắng hết sức. Nếu thất bại, cũng không sao cả".

5. "Con không biết tôn trọng người khác hả?"

Tiến sĩ Julia thường thấy cha mẹ vội vàng đưa ra những kết luận hoặc dán nhãn về hành vi của con mình dựa trên sự bất an của chính họ.

Một cặp vợ chồng nói với Julia rằng: "Con cái không tôn trọng chúng tôi", vì bọn trẻ không bao giờ nghe lời khi được bảo phải làm bài tập về nhà.

Tuy nhiên, đáp trả lại điều này, đứa con tuổi teen của họ dõng dạc nói: "Con có tôn trọng cha mẹ. Chỉ là môn học đó quá khó đối với con".

Điều cha mẹ cần làm là không đưa ra những câu hỏi mang tính phán xét, sau đó bày tỏ mình sẵn sàng lắng nghe con nòi.

Cha mẹ có thể nói rằng: "Mẹ nhận thấy con chỉ được 6 điểm trong bài kiểm tra khoa học gần đây. Con có muốn chia sẻ gì đó không? Mẹ chỉ muốn nghe suy nghĩ thực sự của con".

Trên thực tế, cảm xúc của con cái ảnh hưởng tới cha mẹ. Khi trẻ bối rối, cha mẹ cũng bối rối theo.

Vì thế, khi những cảm xúc mạnh mẽ dâng lên, điều tự nhiên là cha mẹ muốn kiểm soát cảm xúc của con mình bằng cách bảo chúng im lặng, bình tĩnh lại hoặc lắng nghe kỹ hơn.

Nhưng với tư cách là cha mẹ, việc của bạn không phải là kiểm soát cảm xúc của con mà là làm chủ cảm xúc của chính mình.

Với tư cách là cha mẹ, việc của bạn không phải là kiểm soát cảm xúc của con mà là làm chủ cảm xúc của chính mình. Ảnh minh họa

Với tư cách là cha mẹ, việc của bạn không phải là kiểm soát cảm xúc của con mà là làm chủ cảm xúc của chính mình. Ảnh minh họa

6. "Đừng để mẹ bắt gặp con làm điều đó một lần nữa"

Cụm từ này thường được thốt ra vì bực tức và mong muốn giúp trẻ tránh thói quen xấu hoặc nguy hiểm.

Tuy nhiên, nếu bạn chỉ cảnh báo trẻ về hậu quả của việc bị bắt quả tang, chúng cũng sẽ chỉ tìm cách làm sao để che giấu tốt hơn các hành vi xấu.

Ngược lại, nếu bạn dạy con thành thật với cha mẹ về các lỗi lầm của mình, khi đó, bạn mới có thể giúp chúng học hỏi và phát triển.

Đại học New Hampshire: Mối liên hệ giữa việc đánh vào mông trẻ và trí thông minh sẽ khiến cha mẹ giật mình
Đại học New Hampshire: Mối liên hệ giữa việc đánh vào mông trẻ và trí thông minh sẽ khiến cha mẹ giật mình
GĐXH - Nhiều phụ huynh cho rằng đánh vào mông con chỉ gây đau chứ không nguy hiểm gì. Thế nhưng, nhiều nghiên cứu lại chứng minh điều ngược lại.
Bấm xem >>

Dạy con