Sau sáp nhập, Bộ Ngoại giao có 7 Thứ trưởng

Admin

Sau khi tinh gọn, sáp nhập, hiện Bộ Ngoại giao có 1 Bộ trưởng và 7 Thứ trưởng với cơ cấu gồm 25 đơn vị.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký các Quyết định điều động, bổ nhiệm một số Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.

Theo đó, bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Cường - Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Đối ngoại Trung ương, ông Ngô Lê Văn - nguyên Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương, ông Lê Anh Tuấn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.

Như vậy, hiện, lãnh đạo Bộ Ngoại giao có Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn (Phó Thủ tướng Chính phủ) cùng 7 Thứ trưởng là các ông, bà: Nguyễn Minh Vũ, Lê Thị Thu Hằng, Đỗ Hùng Việt, Nguyễn Minh Hằng, Nguyễn Mạnh Cường, Ngô Lê Văn, Lê Anh Tuấn. 

Trước đó, theo quyết định của Trung ương, Ban Đối ngoại Trung ương đã kết thúc hoạt động và chuyển các nhiệm vụ chính về Bộ Ngoại giao; một phần công việc về Văn phòng Trung ương Đảng.

Ủy ban Đối ngoại đã kết thúc hoạt động và chuyển các nhiệm vụ về Bộ Ngoại giao, các Uỷ ban của Quốc hội và Văn phòng Quốc hội.

Sau sáp nhập, Bộ Ngoại giao có 7 Thứ trưởng- Ảnh 1.

Trụ sở Bộ Ngoại giao tại số 01 Tôn Thất Đàm, Ba Đình, Hà Nội (Ảnh: Hữu Thắng)

Theo Nghị định Chính phủ vừa ban hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2025, Bộ Ngoại giao là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng thống nhất quản lý nhà nước về đối ngoại trong hệ thống chính trị, gồm: Công tác ngoại giao, biên giới, lãnh thổ quốc gia, công tác về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, quản lý các cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) và hoạt động của các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam;

Từ 1/3, Bộ Nội vụ có 22 đơn vị hành chính, sự nghiệpBộ máy mới của Bộ Ngoại giao từ 1/3

Quản lý Nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao theo quy định của pháp luật; tham mưu định hướng chiến lược và tổ chức triển khai đường lối, chủ trương, chính sách và các hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước, chỉ đạo công tác đối ngoại nhân dân và công tác đối ngoại tại địa phương theo quy định.

Cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao bao gồm:

1. Vụ Châu Âu

2. Vụ Châu Mỹ

3. Vụ Đông Bắc Á

4. Vụ Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương

5. Vụ Trung Đông - Châu Phi

6. Vụ Chính sách đối ngoại

7. Vụ Ngoại giao kinh tế

8. Vụ ASEAN

9. Vụ các Tổ chức quốc tế

10. Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế

11. Vụ Thông tin Báo chí

12. Vụ Tổ chức Cán bộ

13. Văn phòng Bộ

14. Thanh tra Bộ

15. Cục Cơ yếu - Công nghệ thông tin

16. Cục Lãnh sự

17. Cục Lễ tân Nhà nước và Phiên dịch đối ngoại

18. Cục Ngoại vụ và Ngoại giao văn hoá

19. Cục Quản trị Tài vụ

20. Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh

21. Ủy ban Biên giới quốc gia

22. Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài

23. Học viện Ngoại giao

24. Báo Thế giới và Việt Nam

25. Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Trong 25 đơn vị nêu trên, có 22 đơn vị là các tổ chức giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý Nhà nước.

Học viện Ngoại giao và Báo Thế giới và Việt Nam là các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Ngoại giao.

Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được Chính phủ thành lập và do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý.