Phú bà đòi nhân viên tiệm túi hiệu đếm 84.000 USD rồi không mua hàng

Admin

Người phụ nữ giàu có ở Trung Quốc đã yêu cầu các nhân viên của một cửa hàng thời trang xa xỉ dành 2 tiếng đồng hồ để đếm 84.000 USD tiền mặt.

Hành trình trả thù của một người phụ nữ Trung Quốc đã nổi tiếng trên mạng xã hội. Ảnh: SCMP.

Mạng xã hội Trung Quốc xôn xao trước hành động trả đũa của một người phụ nữ giàu có sống ở Trung Khánh (Trung Quốc). Bà đã chia sẻ hành trình trả thù của mình lên mạng xã hội Xiaohongshu vào đầu tháng 8.

Sử dụng tài khoản @xiaomayouren, triệu phú cho biết bà cảm thấy bị hắt hủi khi một nhân viên tại cửa hàng Louis Vuitton (LV) ở trung tâm mua sắm StarLight Place ngó lơ vào tháng 6. Bà quay lại đòi “món nợ” này sau 2 tháng “bực tức và thù hận”, Sohu đưa tin.

Theo thông tin ban đầu, bà đã mang theo một chiếc túi Hermes và đến một cửa hàng LV để mua quần áo. Nhân viên cửa hàng đã phớt lờ khi bà ngỏ lời xin một ly nước.

bi nhan vien khinh thuong anh 1

Người phụ nữ đã bắt các nhân viên trong cửa hàng đếm 600.000 NDT tiền mặt. Ảnh: Weibo.

“Họ chỉ tương tác cho những khách hàng tỏ ra hứng thú với những mặt hàng đắt tiền”, bà kể lại. “Có người còn đảo mắt, tỏ vẻ mất kiên nhẫn khi tôi yêu cầu họ lấy giúp một chiếc váy khác có size phù hợp với tôi”.

Ngay khi rời khỏi cửa hàng, bà gọi cho “trụ sở chính” của LV để phàn nàn về trải nghiệm cá nhân. Song không có ai nhấc máy.

Sau hai tháng “sống trong bực tức”, bà ra ngân hàng rút 600.000 NDT (84.000 USD) tiền mặt và quay lại cửa hàng LV ở StarLight Place. Lần này, “phú bà” đi cùng trợ lý cá nhân và một người bạn.

Họ thử những bộ quần áo đắt tiền nhất đang được trưng bày. Người phụ nữ thông báo với nhân viên sẽ trả bằng tiền mặt và yêu cầu họ đếm số tiền mà bà mang theo.

Sau khi các nhân viên dành 2 tiếng để đếm 600.000 NDT, bà nói: “Tôi vừa đổi ý và sẽ không mua những bộ quần áo này. Chúng tôi đi đây”.

“Tôi chỉ lấy lại tiền của mình và rời đi. Làm sao tôi có thể giúp họ cải thiện doanh số bán hàng được?”, bà viết trên Xiaohongshu.

bi nhan vien khinh thuong anh 2

StarLight Place là trung tâm mua sắm có cửa hàng LV mà người phụ nữ bị xúc phạm. Ảnh: Baidu.

“Hành trình trả thù” của triệu phú Trùng Khánh nhanh chóng nổi tiếng trên mạng xã hội và cũng gây ra nhiều tranh cãi. “Cái kết này thật thú vị. Tôi luôn tự hỏi tại sao các nhân viên trong những cửa hàng xa xỉ lại kiêu ngạo đến vậy. Họ cũng đi làm như chúng ta mà?”, một người bình luận trên mạng xã hội.

“Tôi không thể đồng ý với bà. Chưa chắc những người làm ở cửa hàng hiện tại là những người đã làm tổn thương bà hai tháng trước. Họ có thể là người vô tội”, một người khác phản biện.

Văn phòng Louis Vuitton tại Trung Quốc chưa phản hồi yêu cầu phỏng vấn của South China Morning Post.

Năm 2021, một khách hàng ở Chiết Giang (Trung Quốc) cũng chia sẻ với truyền thông về việc cô bị nhân viên bán hàng của một thương hiệu mỹ phẩm đuổi ra ngoài 2 lần trong vòng 15 phút. Cô cho biết bản thân tức giận khi bị phân biệt đối xử chỉ vì ăn mặc xuề xòa và không trang điểm.

Quản lý cửa hàng mỹ phẩm đã xin lỗi người phụ nữ sau khi vụ việc được chia sẻ rộng rãi.

Sách chữa lành tại Việt Nam

Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.