Những nơi đã phủ sóng 5G tại Việt Nam

Admin

Sóng 5G đã được phủ ở 55 tỉnh, thành phố, còn Hà Nội và TP HCM đã triển khai sớm và phổ biến ở một số quận nội thành.

Từ năm 2020, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên thí điểm và ứng dụng 5G. Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã thử nghiệm 5G ở 55 tỉnh, thành phố.

Năm 2024 được Bộ Thông tin và Truyền thông xác định sẽ là năm thương mại hóa 5G trên phạm vi toàn quốc. Để tạo ra hạ tầng cho các ứng dụng số công nghiệp.

Quy hoạch đặt ra mục tiêu đến năm 2025, tốc độ tải xuống trung bình tối thiểu là 100Mbps cho mạng 5G, đến năm 2030, mạng 5G phủ sóng 99% dân số. Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, năm 2024 là thời điểm chín muồi để cấp phép băng tần thương mại hóa 5G.

Bộ TT&TT đã đưa ra định hướng, hạ tầng số Việt Nam phải có dung lượng siêu lớn, băng thông siêu rộng, phổ cập, bền vững, xanh, thông minh, mở và an toàn. Hạ tầng này phải được ưu tiên đầu tư, hiện đại hóa và đi trước một bước để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số.

Những nơi đã phủ sóng 5G tại Việt Nam- Ảnh 1.

5G đã được triển khai tại nhiều địa điểm ở trung tâm TP Hà Nội và TP.HCM. (Ảnh: Minh Sơn)

Đến tháng 3 năm nay, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội Viettel thông báo đã chính thức đấu giá thành công quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối băng tần 2500 - 2600 MHz trong vòng 15 năm tới với mức giá hơn 7.533 tỉ đồng.

Khối băng tần này được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) quy hoạch để triển khai các hệ thống thông tin di động theo tiêu chuẩn 5G, 4G và các công nghệ tiếp theo.

Những địa điểm đã có sóng 5G

Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, nhà mạng Viettel sẽ lắp đặt 1.500 trạm BTS 5G; VNPT/VinaPhone dự kiến lắp đặt 480 BTS 5G trong quý IV-2024 tại Hà Nội.

Đến thời điểm đầu quý III, hai nhà mạng này đã thử nghiệm kỹ thuật và thương mại dịch vụ 5G tại Hà Nội. Cụ thể, VNPT đã triển khai phát sóng 50 trạm BTS 5G; Viettel có 36 trạm BTS 5G. Việc triển khai 5G được các nhà mạng công bố, cụ thể:

Nhà mạng Viettel tại TP Hà Nội việc phủ sóng được thực hiện tại khu vực trung tâm như:

Quận Hoàn Kiếm, Quận Ba Đình và Quận Hai Bà Trưng

Tòa nhà D26, trụ sở Tập đoàn Viettel Tòa nhà VTT số 1 Giang Văn Minh

Khu đô thị Vinhomes Thăng Long (đại lộ Thăng Long, Hà Nội)

Khu đô thị Trung Hòa- Nhân Chính (Thanh Xuân, Hà Nội)

Đại học Phenikaa: địa chỉ đường Nguyễn Văn Trác, Yên Nghĩa, Hà Đông

TP.HCM triển khai phủ sóng tại:

Khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ; một số khu vực thuộc quận 10.

Thành Phố Thủ Đức: Khu vực UBND Quận 2, Nhà văn hóa Thủ Đức, Nhà văn hóa Quận 9.

Nhà mạng Vinaphone tại Hà Nội việc phủ sóng được thực hiện tại khu vực trung tâm như:

Các tuyến phố xung quanh Bờ Hồ, Tràng Tiền, nhà thờ Lớn, nhà hát Lớn thuộc quận Hoàn Kiếm.

Quận Hai Bà Trưng có các phố Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Lý Thường Kiệt.

Tại TP.HCM việc phủ sóng được thực hiện tại khu vực trung tâm như:

Quận 1: Vườn hoa Nguyễn Huệ, nhà thờ Đức Bà, bến Bạch Đằng, đường Đồng Khởi.

Quận 3: Nhà văn hóa Thanh Niên, hồ Con Rùa, đường Pasteur.

Ngoài những tỉnh thành như Bắc Giang, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Gia Lai, Quảng Trị, Lâm Đồng... cũng đã được phủ sóng 5G ở một số nơi.

Cách kiểm tra khu vực phủ sóng 5G

Thời điểm hiện tại người dùng có thể kiểm tra khu vực phủ sóng mạng 5G của ba nhà mạng VinaPhone, Viettel, MobiFone với nhiều cách thức khác nhau.

Truy cập vào website hoặc gọi tổng đài của nhà mạng, sau đó tìm thông tin các khu vực đang phủ sóng mạng 5G.

Trên các thiết bị điện thoại hỗ trợ 5G, người dùng có thể truy cập vào phần cài đặt mạng di động, chọn chế độ sử dụng 5G tự động.

Những nơi đã phủ sóng 5G tại Việt Nam- Ảnh 2.

5G tốc độ đã có phép người dân sử dụng tại 1 số địa điểm. (Ảnh: Minh Sơn)

Kiểm tra thông tin về những nơi hỗ trợ sóng 5G trên ứng dụng nPerf.

Đây là công cụ cho phép người dùng có thể kiểm tra mức độ phủ sóng của các nhà mạng, dựa vào cộng đồng người dùng để thu thập thông tin chính xác về hiệu suất của các mạng lưới của các nhà điều hành viễn thông trên toàn thế giới.

Những nơi đã phủ sóng 5G tại Việt Nam- Ảnh 3.

Giao diện web của nPerf. (Ảnh chụp màn hình)

Mỗi người dùng đo tốc độ tải lên và tải xuống của họ, và độ trễ (hiệu suất duyệt web và phát trực tuyến cũng như trên di động và máy tính để bàn) bằng cách chạy một công cụ đo tốc độ.

Dựa trên những dữ liệu này, ứng dụng công bố các chỉ số cố định và di động hàng năm, đánh giá chính xác chất lượng dịch vụ do mỗi nhà điều hành cung cấp.