Thạc sĩ, bác sĩ Hồ Cao Vũ hiện công tác tại khoa Ngoại bệnh viện Chợ Rẫy. Theo bác sĩ, giả bao xơ là một biến chứng phổ biến sau nâng ngực, nhiều chị em gặp phải tình trạng ngực cứng mà không biết đây là dấu hiệu của biến chứng.
Ngoài ra, giả bao xơ và co thắt bao xơ có dấu hiệu nhận biết gần giống nhau, như ngực cứng ở tư thế đứng và tư thế nằm so với túi ngực bên ngoài cơ thể khi sờ nắn, tuy nhiên khác nhau về nguyên nhân. Giả bao xơ và co thắt bao xơ thời gian dài đều dẫn đến hậu quả vỡ túi ngực sớm, tại các vị trí nếp gấp túi bị lão hóa, do áp lực trong khoang. Một số trường hợp mô tuyến vú xơ chai do cơ địa hoặc quá trình cho bé bú, hút sữa nhiều... thì sau khi đặt túi không cải thiện được vấn đề này.
Nguyên nhân gây giả bao xơ
Chọn túi ngực không phù hợp. Theo bác sĩ Vũ, chị em nên chọn size túi ngực phù hợp với cấu trúc giải phẫu của cơ thể. Nhiều trường hợp phẫu thuật viên không đánh giá được ba tình trạng ngực có cấu trúc bất thường như lồng ngực lồi, lõm và gồ, dẫn đến lựa chọn size túi ngực không hợp về đường kính túi, độ nhô, độ căng của gel bơm trong túi, độ mềm mại của túi, áp lực trong khoang tạo nên áp lực lên túi ngực. Điều này dẫn đến hậu quả túi bị bó, siết gây nên cảm giác ngực cứng ngay sau phẫu thuật và không mềm qua thời gian.
Một số túi ngực trên thị trường chưa có độ mềm mại như một vài loại túi đã có thương hiệu, khi sờ vào không có cảm giác mềm bằng hoặc hơn mô tuyến của mình, sẽ không phù hợp với những trường hợp có cấu trúc giải phẫu bất thường, da mỏng, mô tuyến ít...
"Điều này dẫn đến tình trạng lộ túi, túi ngực cứng và sờ thấy gợn sóng tại một số vị trí viền của khoang, nơi có độ che phủ của mô ít, quá mỏng", bác sĩ Vũ cho hay.
Tạo khoang đặt túi không chính xác. Tạo khoang đặt túi có đường kính nhỏ, không phù hợp với kích thước và hình dáng của túi ngực, không tiên lượng được những nguy cơ, hậu quả theo thời gian sử dụng với những trường hợp có cấu trúc giải phẫu bất thường.
Đường kính khoang đặt túi nhỏ so với đường kính túi ngực hoặc khoang tạo sai vị trí dẫn đến túi ngực không trải đều đủ ở cực trên, dưới, trong và ngoài tạo nên áp lực lên túi, hậu quả dẫn đến giả bao xơ ngay sau phẫu thuật.
Đồng thời, áp lực từ bên ngoài thời gian dài làm khoang đặt túi bị dãn rộng về phía trước gây biến dạng khoang, túi ngực nằm phần lớn trên đầu nhũ hoa (gọi là ngực trên vai), túi ngực nằm phần lớn dưới đầu nhũ hoa (gọi là tụt túi), túi ngực nằm phần lớn cực trong (giả thông khe), túi ngực nằm phần lớn cực ngoài (đổ ngoài nách) và một dấu hiệu dễ nhận biết khác là khi vị trí đầu nhũ hoa không nằm tại trung tâm túi bầu ngực.
Kích thước khoang đặt túi lớn hơn so với kích thước túi ngực, hậu quả túi chạy trong khoang, các tổ chức không đồng nhất với nhau cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng mặt thẩm mỹ và cảm giác của chị em.
Một số trường hợp phẫu thuật viên không dự đoán được những nguy cơ với các trường hợp có cấu trúc giải phẫu bất thường như xương lồng ngực, cột sống, ngực đổ ngoài, vị trí tập trung của mô tuyến vú để tạo khoang đặt túi cho phù hợp dẫn đến các biến chứng về mặt thẩm mỹ và nguy cơ theo thời gian. Vì thế khoang đặt túi cần được tạo chính xác.
Dấu hiệu nhận biết
Ngực cứng ngay sau phẫu thuật. Nhiều trường hợp ngực cứng ngay sau phẫu thuật nhưng chị em nghĩ đó là bình thường. Thực tế, đây là một dấu hiệu cần được theo dõi ngay sau phẫu thuật và trong 6 tháng liên tiếp. Với những trường hợp đặt túi thông thường độ mềm của túi và hình dạng ngực sẽ thay đổi trong 6 tháng đầu tiên. Nếu ngực không mềm sau 6 tháng cần đến bác sĩ chuyên khoa bệnh lý và thẩm mỹ vùng ngực để thăm khám, kiểm tra.
Ngực không mềm theo thời gian. Với những trường hợp túi mềm dần trong 6 tháng chị em không nên lo lắng. Chỉ trường hợp túi không mềm theo thời gian thì cần theo dõi và khám tại bác sĩ chuyên khoa để có phương án xử lý tối ưu.
Ngực cứng hơn so với trước khi đặt túi. Một số trường hợp đặt túi có vỏ dày, sờ vào cảm giác cứng thì khi đặt vào khoang ngực, cảm giác cứng của túi thường vẫn không thay đổi. Một số trường hợp khách hàng sẽ được tư vấn bơm mỡ giúp tạo nên sự mềm mại. Tuy nhiên, tùy trường hợp, bơm mỡ cũng có những rủi ro như mỡ không tan tạo nên những cục canxi hóa lộm cộm khi sờ vào và gây nhầm lẫn với hình ảnh vi canxi hóa trong ống tuyến vú khi tầm soát ung thư vú dẫn đến khó khăn, bỏ sót thương tổn chính vì thế nên cân nhắc khi lựa chọn bơm mỡ vào ngực.
Cách phòng ngừa và khắc phục biến chứng
Chọn size túi phù hợp với cấu trúc giải phẫu. Không nên chọn size túi quá to, độ nhô cao, không mềm mại với các trường hợp có cấu trúc giải phẫu bất thường.
Sử dụng kỹ thuật phẫu tích điểm chính xác. Phương pháp phẫu tích mù (Blunt Dissection) - phẫu tích bằng các cây dụng cụ hoàn toàn với cảm nhận bằng tay mà không thấy được trực tiếp mô vị trí cần bóc tách tạo khoang.
Nâng ngực bằng đường nách, chân ngực, quầng vú với kỹ thuật phẫu tích mù bằng tay và sử dụng dao đốt điện thường có một số nhược điểm như: phải tiêm một lượng thuốc co mạch và thuốc tê lớn tại các chỗ bám của cơ ngực lớn, nguy cơ chảy máu cao, chấn thương mô, tiết dịch nhiều, khó khăn trong quá trình phẫu thuật tạo hình khoang đặt túi, cực trong - ngoài được chính xác.
Thạc sĩ, bác sĩ Hồ Cao Vũ tốt nghiệp thạc sĩ tại Trường ĐH Y Dược TP HCM, đang công tác tại Bệnh viện Chợ Rẫy, ngoại khoa bệnh lý lành - ác tính. Bác sĩ Vũ có hơn 15 năm kinh nghiệm và thực hiện hơn 2.000 ca phẫu thuật thẩm mỹ và tạo hình sử dụng dao siêu âm thế hệ mới ultrasonic surgical scalpel, cùng nhiều ca chỉnh ngực hư, lệch, ngực lộ túi, vỡ túi, giả bao xơ và co thắt bao xơ cấp độ nặng ba, bốn... Năm 2010, bác sĩ Hồ Cao Vũ trải qua khóa đào tạo trực tiếp tại Khoa phẫu thuật tạo hình của MD Aderson Cancer Center Hospital (Houston, Texas, Mỹ) với giáo sư David Chang là người hướng dẫn trực tiếp.
Thế Đan