Một ‘mỏ vàng dưới lòng đất’ vừa mang về cho Việt Nam hơn 500 tỷ đồng: Chỉ dưới 10 quốc gia trên thế giới sở hữu, nước ta có hơn 50.000 ha

Admin

Loại củ có mặt khắp chợ Việt đang thu về bộn tiền từ việc xuất khẩu.

Củ nghệ là loại gia vị quen thuộc của người dân Việt Nam và dễ dàng tìm mua tại các chợ, siêu thị. Ở Việt Nam, nghệ là một cây trồng có ở nhiều nơi, từ vùng đồng bằng ven biển đến vùng núi cao trên 1500 m, thậm chí tại nhiều nơi còn mọc hoang ở các đồng ruộng, nương rẫy. Là thực vật thân thảo lâu năm, cây nghệ có thể đạt đến chiều cao 1 mét, tạo nhánh cao, có màu vàng cam, hình trụ, và thân rễ có mùi thơm.

Theo số liệu từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), tính đến hết tháng 3 năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu được 9.121 tấn gừng, nghệ và gia vị khác, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 21 triệu USD, tương đương hơn 545 tỷ đồng. Lượng xuất khẩu tăng 7,3% trong khi kim ngạch tăng mạnh 44% so với cùng kỳ năm 2024.

Nghệ có nguồn gốc từ Ấn Độ, và dù phổ biến tại Việt Nam là vậy nhưng đây lại là một loại củ gia vị hiếm có khó tìm trên thế giới, chỉ có tại một số quốc gia nhiệt đới như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Nilgeria.

Việt Nam là một trong những quốc gia có diện tích trồng nghệ lớn nhất thế giới, với hơn 50.000 ha (tính đến năm 2021). Nghệ được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông... Nghệ Việt Nam có chất lượng tốt, hàm lượng curcumin cao, từ 3-5%.

Đối với củ gừng, mặt hàng này tuy rất quen thuộc với người dân Việt Nam nhưng ra nước ngoài lại rất được săn lùng và được giá. Huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) được coi là “thủ phủ” gừng của Việt Nam. Nhờ khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng phù hợp, gừng Kỳ Sơn có chất lượng vượt trội và hương vị đậm đà đặc biệt so với gừng ở những nơi khác. Giống gừng Kỳ Sơn là giống gừng bản địa, gồm 2 loại chính gồm: gừng sừng trâu và gừng dé.

Theo thương vụ Việt Nam tại Australia, Ấn Độ... tiềm năng xuất khẩu gừng từ Việt Nam sang các thị trường này là rất lớn. Giá sản phẩm này cũng đang cạnh tranh so với hàng đến từ các quốc gia khác. Ngoài chất lượng thơm, ngon, gừng Việt giá cũng rẻ hơn so với hàng nội địa tại các nước. Đặc biệt, mứt gừng là sản phẩm rất được ưa chuộng tại các nước xứ lạnh. Ngoài chất lượng thơm, ngon, gừng Việt giá cũng rẻ hơn so với hàng nội địa tại các nước.

Trước đó Việt Nam đã xuất khẩu 29.544 tấn gừng, nghệ và gia vị khác trong năm 2024, đem lại doanh thu 59,5 triệu USD. So với năm 2023, mặc dù khối lượng giảm 15,5%, nhưng kim ngạch tăng 20,7%. Sự tăng trưởng ấn tượng của xuất khẩu gừng, nghệ không chỉ cho thấy tiềm năng lớn từ “mỏ vàng” dưới lòng đất, mà còn khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng gia vị toàn cầu.

Hiện có 30 doanh nghiệp thành viên của VPA tham gia xuất khẩu gừng, nghệ, cùng với khoảng 80 doanh nghiệp khác ngoài VPA. Ba doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất là Synthiet Việt Nam, Expo Commodities và Phúc Lợi.

Dự kiến kim ngạch xuất khẩu gia vị của Việt Nam sẽ đạt 2 tỷ USD vào năm 2025, với khối lượng khoảng 500.000 tấn. Hiện nay, Việt Nam đang giữ vị trí thứ ba thế giới về cung cấp và chế biến gia vị, chỉ sau Ấn Độ và Trung Quốc.