Mối nguy của Nga đã xuất hiện: Quốc gia không có gì ngoài dầu mạnh tay bơm dầu giá rẻ ra thị trường, các khách hàng châu Á ồ ạt "chốt đơn" vì quá hời

Admin

Các khách hàng thân thiết của Nga bắt đầu chuyển qua nhà cung cấp này sau thời gian “chìm đắm” trong dầu Nga.

Mối nguy của Nga đã xuất hiện: Quốc gia không có gì ngoài dầu mạnh tay bơm dầu giá rẻ ra thị trường, các khách hàng châu Á ồ ạt "chốt đơn" vì quá hời - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Trên thị trường dầu thô, dầu Dubai được coi là đại diện cho các loại dầu khác trong khu vực và mới đây, giá dầu thô của Mỹ đang có mức chiết khấu đột biến so với dầu Dubai. Mức phí bảo hiểm đối với dầu thô WTI lên mức cao nhất kể từ cuối tháng 3, một diễn biến có thể khiến dầu thô Mỹ thậm chí còn có giá cạnh tranh hơn tại các quốc gia châu Á.

Hai nhà máy lọc dầu của Hàn Quốc đã mua khoảng 8 triệu thùng dầu của Mỹ, bao gồm cả dầu thô WTI Midland trong tháng 5. Xuất khẩu dầu thô của Mỹ sang châu Á đã tăng lên khi người mua quay trở lại mua hàng sau nhiều tháng chìm đắm trong các thùng dầu giá rẻ của Nga.

Xuất khẩu dầu thô của Mỹ trong tháng 4 đã vượt dự báo, đạt kỷ lục 4,5 triệu thùng/ngày trong tháng 3 nhờ nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu tăng mạnh tại thị trường Trung Quốc. Xuất khẩu dầu thô của Mỹ đã tăng 22% vào năm ngoái kể từ năm 2021 sau khi Nga xảy ra xung đột với Ukraine khiến Mỹ, EU và Canada cấm nhập khẩu dầu của Nga và làm thay đổi đáng kể dòng chảy toàn cầu.

Trung Quốc là nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới và đã ghi nhận sự hồi phục nền kinh tế kể từ khi nước này gỡ bỏ các chính sách Zero Covid nghiêm ngặt. Xuất khẩu dầu Mỹ sang Trung Quốc trong tháng 4 đã tăng lên ~850.000 thùng mỗi ngày, mức cao nhất kể từ tháng 5 năm 2020..

Dầu thô của Mỹ có xu hướng rẻ hơn so với dầu Brent tiêu chuẩn quốc tế. Mức giảm giá trung bình trong tháng 2 là 6,47 USD/thùng và giảm gần 6 USD trong nửa đầu tháng 3. Người mua nước ngoài có xu hướng tăng mua dầu thô của Mỹ bất cứ khi nào mức chiết khấu so với Brent vượt quá 6 USD/thùng. Nhu cầu đối với dầu thô của Mỹ có thể tăng đáng kể trong những tháng tới khi dầu thô Trung Đông trở nên đắt đỏ hơn.

Trong năm 2022, Mỹ vẫn là quốc gia đứng đầu về sản lượng dầu thô trên thế giới với 11,6 triệu thùng dầu mỗi ngày. Đứng thứ 2 là Nga với 10,5 triệu thùng/ngày.

Số liệu từ EIA cho biết trong năm 2022, xuất khẩu dầu thô của Mỹ đã tăng lên mức kỷ lục mới là 3,6 triệu thùng/ngày, mức cao nhất theo dữ liệu theo dõi kể từ năm 1920. Con số này tăng mạnh 22% (tương đương 640.000 thùng/ngày) so với năm 2021.

Về nhu cầu dầu thô trong năm 2023, Cơ quan Năng lượng Mỹ IEA đã nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm nay thêm 200.000 thùng/ngày lên 2,4 triệu thùng/ngày, nâng tổng dự kiến lên 102,3 triệu thùng/ngày.

Tuy nhiên, cơ quan này dự kiến những cơn gió ngược kinh tế sẽ làm giảm mức tăng trưởng xuống 860.000 thùng/ngày vào năm tới và việc tăng cường sử dụng xe điện sẽ khiến tăng trưởng xuống 400.000 thùng/ngày vào năm 2028 đối với nhu cầu chung là 105,7 triệu thùng/ngày.

Theo Bloomberg, FT