Năm 2015, Tanzania mở thầu xây dựng đường sắt 2.200 km và được nhiều nhà đầu tư quốc tế như Thổ Nhỹ Kỳ, Tây Ban Nha… quan tâm. Dự án này nhằm kết nối các cảng biển của Tanzania với các nước láng giềng như Uganda, Rwanda, Burundi và Congo, nhằm thúc đẩy thương mại và phát triển kinh tế khu vực. Ban đầu, Tanzania chốt vay vốn từ Trung Quốc để thực hiện dự án này, Reuters cho biết.
Tuy nhiên, theo International Railway Journal, năm 2016, Tanzania đã phải hủy phương án vay 7,6 tỷ USD từ Trung Quốc để xây dựng tuyến đường sắt dài 2.200 km. Thay vào đó, họ ký hợp đồng thầu xây dựng với công ty Yapi Merkezi Insaat Ve Sanayi của Thổ Nhĩ Kỳ và công ty Engenharie & Construcao Africa của Bồ Đào Nha để xây dựng tuyến đường sắt ngắn hơn với chi phí trên mỗi km thấp hơn gần 50%.
Nếu nói đến công nghệ đường sắt Thổ Nhĩ Kỳ và Bồ Đào Nha thì cả hai nước đều chú trọng vào tự động hóa nhằm nâng cao an toàn, giảm phụ thuộc vào con người; bảo vệ môi trường bằng việc tích hợp công nghệ năng lượng tái tạo (hydro, điện) và dữ liệu lớn và AI được áp dụng để hỗ trợ bảo trì dự đoán và tối ưu hóa vận hành.
Trong đó, theo Railway technology, công nghệ đường sắt của Thổ Nhĩ Kỳ có hệ thống điều khiển và chỉ huy trung tâm nhằm quản lý lưu lượng tàu trong thời gian thực, tối ưu hóa vận hành trên toàn tuyến đường sắt, tăng khả năng phản ứng với các sự cố hoặc thay đổi lịch trình bất ngờ.
Cùng với đó, công nghệ tín hiệu kỹ thuật số áp dụng hệ thống tín hiệu tiên tiến như ERTMS để tăng cường an toàn và khả năng liên thông giữa các tuyến đường sắt. Từ đó, cho phép giám sát vị trí tàu theo thời gian thực và tự động điều chỉnh tốc độ. Và hệ thống cảm biến gắn trên tàu hoặc đường ray được sử dụng để phát hiện các vấn đề kỹ thuật như lệch đường ray, mài mòn bánh tàu.
Còn công nghệ đường sắt của Bồ Đào Nha cũng sử dụng cảm biến và công nghệ truyền thông để giám sát tốc độ tàu và đảm bảo tàu dừng đúng vị trí hoặc chạy theo lịch trình an toàn. Đặc biệt, công nghệ tích hợp pin nhiên liệu hydro và hệ thống động cơ điện, cung cấp nguồn năng lượng sạch cho tàu.
Các đường sắt được xây dựng từ nhà thầu Bồ Đào Nha thường dùng phần mềm mô phỏng để thiết kế các tuyến đường sắt tối ưu, giảm chi phí xây dựng và rủi ro vận hành. Công cụ số hóa hỗ trợ quản lý dự án từ giai đoạn thiết kế, thi công, đến vận hành.
Hơn nữa, sử dụng IoT và phân tích big data để giám sát tình trạng đường ray, tàu, và thiết bị, từ đó giảm thiểu rủi ro hỏng hóc bất ngờ, tăng độ tin cậy của dịch vụ.