Loại quả được ví như “nhân sâm xanh”, giá chỉ khoảng 30.000 đồng/kg nhưng nhiều người chê không ăn

Admin

Các nghiên cứu cho thấy loại quả này có nhiều tác dụng quý đối với sức khỏe, thậm chí còn được gọi là “nhân sâm xanh”.

Nghiên cứu mới chỉ ra mối liên hệ giữa cà phê và bệnh đái tháo đường

Nghiên cứu trên chuột cho thấy ăn đậu bắp hoặc dùng chiết xuất đậu bắp có thể giúp giảm mức đường huyết.

Trong một nghiên cứu, những con chuột được cho uống đường cùng chiết xuất đậu bắp ít bị tăng đột biến lượng đường trong máu hơn so với những con chuột trong nhóm đối chứng. Do đó, các nhà nghiên cứu cho rằng đậu bắp có thể giảm việc hấp thụ đường trong quá trình tiêu hóa, từ đó giúp ổn định lượng đường trong máu.

Tuy nhiên, đậu bắp có thể tương tác với metformin - một loại thuốc trị đái tháo đường phổ biến. Do đó, những người sử dụng loại thuốc này nên thận trọng khi ăn đậu bắp.

Tốt cho phụ nữ mang thai

Folate (hay còn gọi là vitamin B9) là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Loại chất này giúp giảm thiểu nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Theo khuyến cáo, phụ nữ mang thai và cho con bú nên tiêu thụ 400 mcg folate mỗi ngày.

Đậu bắp là một nguồn cung cấp folate tuyệt vời. Một cốc đậu bắp 100g có thể cung cấp tới 15% nhu cầu folate hàng ngày ở phụ nữ.

Đậu bắp được dùng thế nào?

Loại quả được ví như “nhân sâm xanh”, giá chỉ khoảng 30.000 đồng/kg nhưng nhiều người chê không ăn - Ảnh 5.

Đậu bắp chiên (Ảnh: Pinterest)

Đậu bắp được chế biến đa dạng bằng cách luộc, nướng, hấp, chiên... Bạn cũng có thể cho đậu bắp vào món súp hoặc món canh chua. Chất nhầy của đậu bắp cũng được sử dụng để làm đặc súp và các món hầm. Ở Trung Đông, những món hầm như vậy thường được ưa chuộng.

Hạt đậu bắp có thể ép lấy dầu. Loại dầu này rất tốt cho sức khỏe, có hương vị thơm ngon.

Lá đậu bắp cũng có thể sử dụng để chế biến salad, rau hoặc cháo.

Nguồn: Healthline, Indian Express