Học sinh Mỹ được dạy cách nói chuyện với người ngoài 60 tuổi

Admin

Để ngăn chặn phân biệt tuổi tác, thanh thiếu niên ở New York (Mỹ) đang được dạy cách nói chuyện với những người thuộc thế hệ Baby Boomers (những người sinh năm 1946-1964).

Học sinh Mỹ thảo luận về chống phân biệt đối xử dựa trên tuổi tác. Ảnh: Wall Street Journal.

Theo Wall Street Journal, đây là chương trình thí điểm giáo dục do Hội người cao tuổi (NYC Aging) và Sở Giáo dục New York phối hợp thực hiện. Theo đó, chương trình được thiết kế nhằm giúp học sinh tại 13 trường trung học công lập ở hạt Brooklyn nhận ra sự phân biệt tuổi tác và ngăn chặn nó.

Cụ thể, học sinh sẽ được hướng dẫn dùng dùng từ "người trưởng thành" thay vì dùng từ "người già" - từ ngữ cấm kỵ, thể hiện sự không tôn trọng đối với người lớn tuổi.

Thanh thiếu niên cũng được dạy về mối liên hệ giữa sự phân biệt tuổi tác với những điều tồi tệ mà người lớn tuổi hơn đã trải qua. Họ cũng được hướng dẫn cách dành thời gian cho người lớn tuổi.

Trong một số bài học khác, học sinh được xem video do tổ chức từ thiện AARP xây dựng. Các video này bóc trần những định kiến về người lớn tuổi.

Trong clip, người trẻ tuổi được yêu cầu mô tả lại việc những người lớn tuổi thực hiện các hoạt động như tập yoga, thể dục thẩm mỹ. Với định kiến của mình, họ đã mô tả người lớn tuổi bằng các bước nhảy yếu ớt.

Sau đó, những người lớn tuổi xuất hiện và thể hiện khả năng thể thao của họ. Thậm chí, họ có thể tập những động tác phức tạp mà người trẻ tuổi không thể làm.

Tham dự lớp học tại trường Human Rights (Brooklyn, New York), học sinh Imani Stanback chia sẻ những kiến thức trên đã giúp cô biết kiên nhẫn hơn với bà của mình - người đang gặp khó khăn khi sử dụng các thiết bị điện tử.

Trong khi đó, Chayil Charles (17 tuổi) cho biết trước khi tham gia lớp học, cô không biết việc sử dụng từ "người già" là một điều tồi tệ.

“Tôi nghĩ 60 tuổi trở lên là rất già, nhưng lớp học thực sự đã thay đổi suy nghĩ của tôi”, Chayil Charles nói.

Bà Lorraine Cortés-Vázquez, Ủy viên của NYC Aging, nhận định phân biệt tuổi tác là một hình thức phân biệt đối xử ngầm, mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể là nạn nhân.

Chính vì vậy, trường học là nơi tốt nhất để hướng dẫn trẻ về phân biệt đối xử dựa trên tuổi tác, đồng thời khuyến khích các em trở thành những tác nhân thay đổi. Điều này cũng giúp các thế hệ tương lai không gặp những tác hại của việc phân biệt tuổi tác.

Ông Eric Adams, Thị trưởng New York, cho biết bước đầu tiên trong việc ngăn chặn phân biệt tuổi tác là tìm hiểu quan điểm của mọi người và thông tin đến họ.

"Chương trình thí điểm này sẽ giúp thanh thiếu niên nhận ra những thành kiến, từ đó, họ có thể loại bỏ những quan điểm liên quan đến phân biệt tuổi tác. Thanh thiếu niên là tương lai của thành phố, vì vậy, chúng tôi cần sự phối hợp của các em để đảm bảo New York là thành phố của mọi lứa tuổi", ông Eric Adams nhận định.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.