Hiệu quả quản lý trên các nền tảng số xuyên biên giới

Admin

(Chinhphu.vn) – Việt Nam là nước có chủ quyền và luật pháp trên không gian mạng, các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam thì phải tuân thủ luật pháp của Việt Nam.

Hiệu quả quản lý trên các nền tảng số xuyên biên giới- Ảnh 1.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đây là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khi trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Tâm Hùng về giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, kiểm soát nội dung trên các nền tảng số xuyên biên giới, tại phiên chất vấn chiều 12/11.

Bộ trưởng khẳng định, Việt Nam là nước có chủ quyền và luật pháp trên không gian mạng, yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam thì phải tuân thủ luật pháp của Việt Nam.

Thời gian qua, Bộ TT&TT đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp và đạt kết quả rất tích cực như tăng tỷ lệ đáp ứng về gỡ bỏ thông tin xấu độc, sai sự thật từ 10-20% năm 2018 lên trên 95%, thời gian đáp ứng từ 48 tiếng trước đây xuống còn 24 tiếng và 12 tiếng.

Trong trường hợp đặc biệt, Bộ đã xử lý và đáp ứng gỡ bỏ thông tin xấu độc chỉ trong vòng 2 tiếng, đồng thời gỡ bỏ các trang, các tài khoản vĩnh viễn nếu vi phạm nghiêm trọng.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, các nền tảng mạng xã hội phải tự động rà quét, gỡ bỏ các thông tin vi phạm mang tính phổ quát, đã được định nghĩa tường minh như cờ bạc, mại dâm, ảnh hưởng đến trẻ em, kinh doanh các mặt hàng bị cấm, khủng bố… và cũng có thể xác định được danh tính khi vi phạm.

Đặc biệt, nhiều mạng xã hội lớn đã hợp tác với Bộ TT&TT về tuyên truyền chống tin giả, tin lừa đảo trực tuyến, quảng bá hình ảnh của đất nước Việt Nam ra nước ngoài và tuân thủ luật pháp của Việt Nam trong những hợp đồng với khách hàng.

"Bên cạnh đó, các mạng xã hội đã đóng thuế tại Việt Nam được 2,5 năm. Chúng ta đã thu được trên 20.000 tỷ đồng và tăng khoảng 6 lần so với những năm trước, đây là một dấu hiệu rất tích cực", Bộ trưởng cho biết.

Hiệu quả quản lý trên các nền tảng số xuyên biên giới- Ảnh 2.

Các đại biểu theo dõi phiên chất vấn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

 Đủ điều kiện, kỹ thuật, hạ tầng để ngăn chặn các nền tảng số thực hiện trái quy định

Phát triển hạ tầng số, nền tảng số để Việt Nam trở thành quốc gia số hiện đại, thông minh
 12/10/2024 15:39
Đẩy mạnh ứng dụng nền tảng số trong DN vừa và nhỏ gắn với an toàn thông tin trong chuyển đổi sốCông bố danh sách các nền tảng số quốc gia hỗ trợ địa phương chuyển đổi sốĐể người Việt Nam hoạt động, làm việc trên các nền tảng số Việt NamĐể người Việt Nam hoạt động, làm việc trên các nền tảng số Việt Nam
 04/11/2022 16:08

Liên quan hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử phạt hoạt động quảng cáo vi phạm, Bộ trưởng thừa nhận, thời gian qua có nhiều hoạt động vi phạm trong vấn đề quảng cáo. Mặc dù Bộ đã tăng cường thanh tra, kiểm tra nhưng nguồn lực của các cơ quan thanh tra, kiểm tra còn hạn chế. Vì vậy, nếu tất cả các bộ, ngành, các địa phương đều tham gia xử lý quảng cáo trong lĩnh vực của mình, thì hiệu quả sẽ nhân lên nhiều lần, giúp giảm đáng kể các quảng cáo sai sự thật.

Về phía Bộ TT&TT, Bộ trưởng cũng cho biết, Bộ sẽ tổ chức tập huấn cho cơ quan thanh tra, kiểm tra, bộ, ngành địa phương liên quan đến quảng cáo trên môi trường số. Trong đó, giải pháp chính để hạn chế quảng cáo sai sự thật là cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các bộ ngành, địa phương, đơn vị, cá nhân. Tức là đời thực, chúng ta quản lý gì thì trên không gian mạng quản lý cái đó.

Bộ Y tế phải vào cuộc trong vấn đề quảng cáo sai sự thật đối với thuốc, thực phẩm chức năng. Bộ Công Thương phải vào cuộc kiểm soát quảng cáo, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng…

Hiện nay, về mặt thể chế, thực thi, Bộ trưởng một lần nữa nhấn mạnh, chúng ta hoàn toàn có thể yêu cầu các nền tảng số, các mạng xã hội, nền tảng quảng cáo xuyên biên giới thực thi pháp luật Việt Nam. Nếu họ không tuân thủ, chúng ta cũng có đủ điều kiện, kỹ thuật, hạ tầng để ngăn chặn, khiến các nền tảng này ngừng hoạt động.

HM