TS.BS Phạm Lê Duy (Giảng viên bộ môn Sinh lý - Sinh lý bệnh - Miễn dịch, Đại học Y Dược TP HCM) cho biết như trên, thêm rằng hệ tiêu hóa khỏe đóng vai trò cốt lõi để xây dựng sức khỏe tổng thể của mỗi người. Hệ tiêu hóa khỏe khi có nhiều thành tố khỏe mạnh, tức tỷ lệ lợi khuẩn sống nhiều hơn hại khuẩn hệ vi sinh vật đường ruột với mức lý tưởng là 85% lợi khuẩn - 15% hại khuẩn.
Giải thích thêm, TS. Lê Duy cho biết các vi khuẩn thường trú trong đường ruột tạo ra một hệ sinh thái có thể ảnh hưởng đến chức năng toàn cơ thể, bao gồm hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch với khoảng 70-80% tế bào miễn dịch tập trung tại đường ruột cùng hệ thống bạch cầu nằm trong máu và len lỏi trong các cơ quan như mũi, họng, phổi... giúp bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, trong đó có virus gây các loại cúm. Các lợi khuẩn trong đường ruột giúp sản sinh kháng thể, tăng cường chức năng các tế bào miễn dịch và tạo màng chắn ngăn cản vi khuẩn, virus xâm nhập.

Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Lê Duy. Ảnh: NVCC
Bác sĩ Duy nói thêm, hệ vi sinh đường ruột hình thành khi mỗi người ra đời, dựa trên nền tảng hệ vi sinh thừa hưởng từ mẹ. Hệ vi sinh này phát triển và hoàn thiện dần tùy vào môi trường cũng như thói quen sinh hoạt mỗi người. Hệ vi sinh này cũng dần đa dạng và phát triển, thay đổi không ngừng.
Trong cuộc sống hàng ngày, các thói quen không lành mạnh như ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, ăn ít rau xanh, chất xơ hoặc stress, sử dụng kháng sinh... đều làm hệ vi khuẩn đường ruột bị biến đổi, mất cân đối. Môi trường sống ngày càng ô nhiễm cũng tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển, dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người thông qua đường ăn uống, cạnh tranh với lợi khuẩn trong đường ruột. Khi hệ vi sinh đường ruột mất cân đối sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, làm suy yếu khả năng đề kháng của cơ thể. "Duy trì chế độ ăn lành mạnh và bổ sung các lợi khuẩn mỗi ngày sẽ giúp duy trì sự cân đối tối ưu của hệ khuẩn ruột", bác sĩ Phạm Lê Duy nhấn mạnh.
Bác sĩ lý giải, thực phẩm ngoài vai trò nuôi cơ thể còn là thức ăn cho các vi khuẩn trong đường ruột. Các chất xơ có trong rau củ quả, chất béo tốt trong hạt, dầu ô-liu... sẽ giúp nuôi dưỡng các loại lợi khuẩn. Tuy nhiên, nguồn dưỡng chất này vẫn chưa đủ cho sự phát triển, ổn định của hệ vi sinh đường ruột. Ngoài cung cấp thức ăn cho lợi khuẩn, mỗi người nên thường xuyên "cấy" thêm các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột bằng các thực phẩm chứa sẵn lợi khuẩn, hay còn gọi là "probiotics".
Có nhiều thực phẩm chứa sẵn lợi khuẩn như sữa chua, phô mai, kim chi, natto. Tuy nhiên, do dạ dày có môi trường axit rất mạnh nên nhiều lợi khuẩn từ thức ăn có thể bị tiêu diệt tại dạ dày trước khi xuống đến ruột. Các sản phẩm chứa các chủng lợi khuẩn tốt, có khả năng sống sót cao khi đi qua dạ dày sẽ là một lựa chọn phù hợp để bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột. Hiện có chủng lợi khuẩn Lactobacillus paracasei hay còn gọi là L.Casei 431 đã được đưa nhiều vào thực phẩm. Theo bác sĩ Duy, hơn 90 nghiên cứu khoa học chứng minh chủng lợi khuẩn này hoạt động hiệu quả trong đường ruột, tỷ lệ sống sót cao sau khi qua dạ dày, tới ruột non và phát huy hiệu quả tại ruột già.
Lợi khuẩn L.Casei 431 có thể hỗ trợ tăng kháng thể IgG (hay còn được gọi là Immunoglobulin G) trong huyết tương sau khi tiêm vaccine cúm. IgG là một trong 5 loại kháng thể được cơ thể tạo ra để bảo vệ chính cơ thể trước tác nhân gây bệnh lây nhiễm từ bên ngoài. Một số nghiên cứu được đăng tải trên British Journal of Nutrition và The American Journal of Clinical Nutrition cho thấy lợi khuẩn L. Casei431 hỗ trợ tăng 30% kháng thể IgG sau khi chích vaccine cúm, đồng thời giảm 40% số ngày mắc cảm cúm. Tại Việt Nam, lợi khuẩn L. Casei431 đã được đưa vào sản phẩm sữa chua uống men sống Vinamilk Probi, với tỷ lệ 65 tỷ lợi khuẩn trong một lốc 65 ml, tức 13 tỷ lợi khuẩn trong một chai 65 ml. Sản phẩm được Tổng hội Y học Việt Nam khuyên dùng. Nhãn hiệu sữa chua uống men sống Vinamilk Probi còn có thêm các sản phẩm vừa bổ sung Probiotics tốt cho tiêu hóa vừa có thêm các thành phần hỗ trợ lên tinh thần, lành dạ dày, giảm biếng ăn...
Cúm mùa thường được coi là bệnh nhẹ, nhưng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, nhất là ở những người có hệ miễn dịch yếu, người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai. Bệnh có thể lây lan nhanh chóng, cần phòng ngừa bằng cách tiêm vaccine đúng lịch và đầy đủ, đeo khẩu trang, vệ sinh khử khuẩn thường xuyên, hạn chế tiếp xúc với trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Ngoài ra, mỗi người cần tăng cường đề kháng thông qua chế độ dinh dưỡng phù hợp hàng ngày.
Kim Anh