Dùng mạng 5G bị đồn là "gây nguy hiểm cho người dùng": Sự thật ra sao?

Admin

Có rất nhiều giả thuyết hoang đường xoay quanh 5G. Thậm chí có người còn cho rằng trạm phát sóng 5G còn lây lan Covid.

Dùng mạng 5G bị đồn là "gây nguy hiểm cho người dùng": Sự thật ra sao?- Ảnh 1.

Thuyết âm mưu hoang đường về 5G

Ngay lúc này, bạn có thể đang đọc bài viết trên màn hình điện thoại di động sử dụng công nghệ 5G. Trong nhiều thập kỷ qua, khả năng tiếp cận lượng thông tin khổng lồ và giao tiếp tức thời của chúng ta phụ thuộc vào các ăng-ten và bức xạ điện từ.

Tuy nhiên, nhiều người lo ngại bức xạ điện từ là nguồn gây ra rủi ro cho sức khỏe. Trước đây, bức xạ từ 3G, 4G từng bị cho là có những tác động đến con người, và 5G tiếp tục bị đưa vào tầm ngắn khi sử dụng công nghệ mới hơn.

Chắc hẳn bạn từng được khuyên nên tắt điện thoại di động hoặc wifi khi ngủ hay nghe về những lời đồn đại rằng sống gần trạm phát sóng có thể bị ung thư.

Dùng mạng 5G bị đồn là "gây nguy hiểm cho người dùng": Sự thật ra sao?- Ảnh 2.

Những cảm giác sợ hãi như vậy là phản ứng bình thường đối với thứ mà con người biết chúng tồn tại xung quanh mình nhưng không có cách nào cảm nhận. Kể từ khi ra đời cho đến nay, các thế hệ mạng di động từ 1G cho đến 5G như hiện tại đều bị quy chụp là gây hại cho sức khỏe.

Được phát triển vào năm 2019, 5G là phiên bản mới nhất của công nghệ truyền thông không dây được cung cấp để sử dụng rộng rãi cho công chúng.

"Tần số vô tuyến mà 5G sử dụng cao hơn các thế hệ truyền thông không dây trước đây, bao gồm 4G và 3G. Đó là điểm khác biệt", Henk De Feyter, Tiến sĩ, phó giáo sư về X quang và hình ảnh y sinh tại Trường Y khoa Yale giải thích. "Còn lại, công nghệ này hoạt động theo cùng một cách, bằng cách tạo ra sóng điện từ để thông tin được gửi và nhận".

Vì triển khai trùng với thời dịch bệnh Covid-19, 5G từng là thế hệ mạng di động nhiều "thị phi" nhất khi đi kèm với đủ loại thuyết âm mưu hoang đường, như "tháp 5G" là thứ gây ra và lây lan dịch bệnh. Thậm chí, có những tuyên bố khoa học viễn tưởng đến mức cho rằng vắc-xin phòng Covid-19 có chứa chip máy tính để kiểm soát từ xa bằng 5G.

Nhưng dựa trên các báo cáo chính thức, tất cả các quan niệm trên đều bị bác bỏ và không có bằng chứng nào cho thấy mạng di động 5G ảnh hưởng đến sức khỏe và tất nhiên sống ở gần trạm phát sóng không thể nào gây ung thư.

Có thể khẳng định là 5G hay 4G đều an toàn với người dùng điện thoại. Nhận thức sai lệch nói trên bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố chủ quan và tâm lý, bao gồm giới tính và trình độ học vấn.

Chính vì tính chất dễ gây hoang mang, Ủy ban Cố vấn Khoa học về Tần số Vô tuyến và Sức khỏe của Tây Ban Nha (CCARS) đã thường xuyên công bố các đánh giá toàn diện về các bằng chứng khoa học về tác động bức xạ điện từ. Từ năm 1999 đến nay, CCARS công bố báo cáo cứ 2 đến 3 năm/lần và đều có những kết luận tích cực.

Dùng mạng 5G bị đồn là "gây nguy hiểm cho người dùng": Sự thật ra sao?- Ảnh 3.

Có một thực tế là mức độ bức xạ của mạng di động đều nằm dưới giới hạn do các cơ quan quốc tế đặt ra, chẳng hạn như Ủy ban quốc tế về bảo vệ bức xạ không ion hóa (ICNIRP) hoặc Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA). Tất nhiên, mạng 5G cũng không ngoại lệ.

Bằng chứng khoa học xác đáng

Để rộng đường dư luận, trang The Conversation đã xem qua 200 bài báo khoa học đánh giá về bức xạ điện từ và rút ra được 5 điểm chính:

Không có bài viết nào đề cập đến mối liên hệ có thể có giữa bệnh ung thư và việc tiếp xúc với các loại bức xạ này ở mức độ thông thường.

- Không có bằng chứng nào cho thấy chứng quá mẫn cảm mà một số người nói mình mắc phải – ngay cả khi có các triệu chứng khách quan – có liên quan đến các loại bức xạ. Trên thực tế, điều này có thể được giải thích bằng hiệu ứng nocebo, khi nhiều người có các triệu chứng chỉ vì tâm lý muốn bị bệnh.

- Không có bằng chứng rõ ràng về bất kỳ tác động nào đến khả năng sinh sản của nam giới.

- Không có nghiên cứu có tính kết luận nào cho thấy mối liên hệ giữa các loại bức xạ với sự phát triển của thai nhi hoặc sự phát triển của trẻ sau này.

- Không có bằng chứng nào cho thấy mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với bức xạ điện thoại hoặc wifi có tác động tiêu cực đến giấc ngủ hay gây ra chứng đau đầu. Đây là những triệu chứng rất chủ quan có thể xuất phát từ nhiều yếu tố giao thoa khác nhau – bao gồm cả việc lo lắng về tác động của bức xạ.

Báo cáo CCARS mới nhất này ủng hộ mạnh mẽ các báo cáo trước đó và cho phép chúng ta có thể yên tâm rằng: Trong điều kiện bình thường, không có bằng chứng nào cho thấy bức xạ điện từ có ảnh hưởng đến sức khỏe con người.