Đề phòng đột quỵ mùa nắng nóng

Admin

Thời tiết miền Bắc và miền Trung đang bước vào đợt nắng nóng cao điểm với nhiệt độ từ 38 - 40 độ C. Thống kê tại các cơ sở y tế vào mùa hè ghi nhận số lượng người bệnh nhập viện cấp cứu tăng cao gấp 3 lần so với các thời điểm còn lại. Trong số đó, các trường hợp sốc nhiệt và đột quỵ não, rối loạn điện giải, viêm phổi chiếm đa số.

Đề phòng đột quỵ mùa nắng nóng - Ảnh 1.

Nhiều ca đột quỵ phải điều trị hồi sức, thở máy tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương.

Nguy cơ gia tăng trong những ngày 

Nghiên cứu khoa học chỉ ra ‘thủ phạm’ hàng đầu của loại đột quỵ đang gia tăng ở người trẻ

Về khả năng phục hồi sau đột quỵ, PGS.TS Mai Duy Tôn cho biết, để cứu sống bệnh nhân đột quỵ rất thách thức, khả năng sống sót mong manh hoặc nếu có sẽ chịu cảnh tàn phế cả đời. Trước đây, tỷ lệ hồi phục ở bệnh nhân đột quỵ chỉ 25%, có 25% bệnh nhân sẽ tử vong và 50% để lại di chứng tàn phế. Tuy nhiên khi áp dụng kỹ thuật mới, giống các nước đang phát triển, những bệnh nhân đột quỵ được tái tưới máu trong giờ vàng, người bệnh gần như trở lại trạng thái bình thường đạt trên 50%, thậm chí 60-70%. Những bệnh nhân đến muộn, nhờ sự chuyên sâu về phương pháp điều trị tại các đơn vị đột quỵ, tỷ lệ biến chứng tử vong, di chứng tàn phế giảm đi rất nhiều. Nhiều bệnh nhân được điều trị phối hợp điều trị hồi sức chuyên sâu, tập phục hồi chức năng sớm giúp phục hồi tốt hơn so với trước đây.

Để phòng ngừa đột quỵ trong mùa hè, giới y khoa khuyến cáo người dân chủ động theo dõi thời tiết để lên kế hoạch hoạt động phù hợp. Mọi người, nhất là nhóm có nguy cơ cao đang sống ở khu vực có thời tiết thay đổi thất thường là giảm thiểu phơi nhiễm khi trong những điều kiện khắc nghiệt. Nên hạn chế làm việc và hoạt động ngoài trời vào những buổi trưa có nắng nóng gay gắt, chỉ ra ngoài vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn khi nhiệt độ đã giảm. Tránh ngồi trong xe ô tô đậu tắt máy, đóng kín cửa, đặc biệt người già, trẻ em dễ bị sốc nhiệt nếu bị bỏ quên trong xe dưới trời nắng... Khi ra ngoài, nên mang nón mũ rộng vành; che kỹ phần gáy vì đây là trung khu điều nhiệt của cơ thể, nếu bị nắng chiếu vào quá lâu trung khu sẽ bị tê liệt, mất khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể. Nên uống nhiều nước, kể cả khi không thấy khát.