Tôi vỡ kế hoạch nên vừa mới ra trường đã lên chức mẹ bỉm. Có con sớm trong khi sự nghiệp còn chưa thăng hoa, với nhiệt huyết tuổi trẻ tôi vẫn chưa muốn an phận ở nhà chăm lo gia đình. Chính vì thế mà sau khi sinh con, tôi vẫn tiếp tục theo đuổi niềm đam mê nghề mẫu của mình.
Cũng giống như bao bà mẹ khác, tôi cũng sớm gửi con nhờ gia đình ông bà nội ngoại chăm sóc. Sức khoẻ của bố mẹ tôi yếu hơn, nên phần lớn đều trông cậy vào mẹ chồng. Từ mấy tháng tuổi cho đến hiện tại đứa trẻ đã được 6 tuổi, ngoài mẹ ra thì con do một tay bà nội chăm bẵm.
Thằng bé được tôi và mẹ chồng nuôi kỹ, nhưng ốm đau là chuyện khó tránh khỏi. Cuối tuần nay đứa trẻ bất ngờ sốt cao, đúng thời điểm tôi ở nhà sắp xếp đồ đạc chuẩn bị cho chuyến công tác ngoại tỉnh. Tôi đã vội vã đưa con nhập viện, bà nội đứa trẻ lúc này đang sang nhà người thân có việc nên chưa qua kịp.
Ảnh minh hoạ
Trong cơn mê man, con trai tôi liên tục nhắc tên bà nội, đòi bà nội. Một câu nói của thằng bé đã khiến tôi quyết định bảo mẹ chồng về quê, và khoảnh khắc đó tôi cũng đưa ra lựa chọn quan trọng nhất cuộc đời. Tôi sẽ không ích kỷ vì bản thân nữa, dù không nỡ nhưng tôi sẽ từ bỏ sự nghiệp của bản thân để làm mẹ kể từ bây giờ.
Ảnh minh hoạ
“Bà ơi, con muốn ở với bà, nhưng con cũng cần mẹ bên cạnh nữa!” - đó là câu nói mà có lẽ suốt cuộc đời này tôi sẽ không bao giờ quên, bởi nó đã khiến tôi thức tỉnh, nhìn lại chính mình. Tôi đã là một người mẹ, giữa gia đình và sự nghiệp, đây là thời điểm tôi nên để bản thân thuộc về gia đình. Mấy năm qua, tôi cũng đã cống hiến hết mình cho đam mê. Bây giờ thì tạm dừng lại thôi, tôi biết sự ưu tiên duy nhất lúc này chính là con trai, tôi không muốn đời mình về sau có sự xuất hiện của 2 từ “hối hận”. Mọi người nghĩ tôi đang làm rất đúng, phải không?
Tâm sự từ độc giả vuongtutrinh…@gmail.com
Thông thường, từ khía cạnh tình cảm của con người, mẹ luôn là người mang đến cho bé cảm giác an toàn lớn nhất. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau, các bà mẹ đi làm dành ít thời gian cho con nên con thiếu cảm giác an toàn một mặt, và thói quen, hành vi của chúng bị ảnh hưởng rất nhiều từ người bà.
Theo các chuyên gia, đứa trẻ được các bà mẹ toàn thời gian chăm sóc luôn có sự phát triển vượt trội:
- Cảm giác an toàn
Cha mẹ quá bận rộn, vì vậy những đứa trẻ được giao phó cho ông bà, họ ăn cùng nhau, chơi với nhau, thậm chí ngủ cùng nhau. Như vậy đứa trẻ được ở với ông bà cả ngày.
Tuy nhiên, ban đầu tâm lý đứa trẻ nào cũng muốn được ở gần bên bố mẹ, được cha mẹ yêu thương che chở. Nhưng chính vì cha mẹ quá bận rộn, giao phó mọi việc con cái cho ông bà khiến đứa trẻ cảm thấy mình không được bố mẹ quan tâm, đem đến cho bé cảm giác không an toàn, tự ti, nhạy cảm với lo lắng. Nó rất không có lợi cho sự phát triển của trẻ em.
Ngược lại những đứa trẻ được ở với bố mẹ từ nhỏ, được bố mẹ chăm sóc thường xuyên luôn có cảm giác an toàn, yên tâm ở cả ban ngày và trong giấc ngủ.
- Ổn định về tâm lý
Sợi dây liên hệ giữa người mẹ và con đã được hình thành từ những năm tháng đầu đời. Những đứa trẻ có mẹ đồng hành hàng ngày luôn có sự ổn định về tâm lý. Nếu như con buồn bã thì một cái ôm an ủi của mẹ sẽ xoa dịu cảm xúc của con, giúp con nhanh chóng nguôi ngoai.
Nhiều bà mẹ cho rằng, tại sao khi ở bên con, bé lại hay khóc nhiều hơn. Thực tế, trước mặt mẹ, bọn trẻ được thoải mái bày tỏ cảm xúc vì chúng hiểu có được sự bao dung và an toàn bên mẹ.
Nhưng với một đứa trẻ có mẹ bận đi làm, phải ở với ông bà hay bà vú, chúng sẽ phải đối mặt với những câu nói như: "Nếu con làm vậy, khi về mẹ sẽ mắng"; "Nếu con còn khóc, mẹ về sẽ không yêu con nữa"... Cách nói đó khiến trẻ sẽ thấy sợ mẹ, khoảng cách giữa mẹ và em bé cũng vì thế mà càng lớn dần.
Bên cạnh đó, những câu chuyện hàng ngày của con khi không có mẹ chứng kiến, đợi tối về mới được bày tỏ thì cũng là lúc trẻ đã đi qua thời điểm nhạy cảm cần mẹ nhất, vì thế trẻ sẽ không thực sự cảm nhận được sâu sắc những lời mẹ nói.
So với các bà mẹ ở nhà chăm sóc con, các bà mẹ đi làm thường khó nắm bắt được nhu cầu của con cái hơn, thậm chí đôi khi họ còn bỏ qua những câu chuyện con cần chia sẻ. Dần dần trẻ sẽ không dám bày tỏ suy nghĩ thật của mình, gây ảnh hưởng tới sự sự phát triển tâm lý của trẻ con.
- Khả năng tự chăm sóc bản thân
Thực tế ông bà hay có xu hướng nuông chiều trẻ hơn bố mẹ. Nhiều đứa trẻ được ông bà chăm sóc không có khả năng tự xúc ăn, lười đi, thích đòi bế ẵm và không biết chủ động dọn dẹp đồ chơi.
Tuy nhiên, với một người mẹ toàn thời gian, thì quan điểm mọi việc em bé có thể tự làm được sẽ giúp bé hình thành thói quen tự lập từ sớm. Đầu tiên là những ngày đầu ăn dặm đã làm quen với việc ăn dặm tự chủ, sau đó lớn hơn là khả năng tự chăm sóc bản thân. Do đó những em bé này khi đi học mẫu giáo hòa nhập rất nhanh, có thể tự lập và không khiến cô giáo phải mất thời gian chăm sóc nhiều
Mặc dù vậy, để hi sinh công việc và ở nhà chăm con, với các bà mẹ thực sự là điều căng thẳng. Bên cạnh những khó khăn về tiền bạc, họ dễ trải qua cảm giác tự ti do ít được giao tiếp xã hội, dễ gây stress. Hơn nữa, việc nhà bận rộn nhưng các bà mẹ ít được xã hội ghi nhận, nhiều người còn bị ông bà, thậm chí người không công nhận những vất vả khi họ phải làm việc nhà, trông con mỗi ngày.
Ở nhà nội trợ và chăm con không phải là điều các bà mẹ mong muốn, tuy nhiên với những năm đầu đời của trẻ, việc có mẹ ở bên sẽ mang lại những lợi ích tuyệt vời, là bước đệm vững chắc để con đạt được những thành tựu lớn trong tương lai, giúp các bà mẹ toàn thời gian hiểu rằng, những hi sinh đó không phải là là uổng phí.