Con trai Hoa hậu Việt muốn mở rộng đế chế "nhà mình" ra quốc tế, ai cũng giật mình khi biết gia thế bố mẹ "quá khủng"

Admin

Với gia thế và cách định hướng giáo dục của bố mẹ như thế, bảo sao bé Tót cũng có những lý luận rất sắc bén.

Định hướng mục tiêu học tập cho con là một trong những công việc mà bất kì bậc cha mẹ nào cũng nên làm bởi chỉ có sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cha mẹ mới giúp trẻ đi đúng hướng và hái được quả ngọt.

Mới đây, Hoa hậu Dương Thùy Linh đã có buổi trò chuyện với con trai để giúp bé định hướng con đường học tập trong tương lai, thu hút sự quan tâm của mọi người.

Con trai Hoa hậu Việt muốn mở rộng đế chế amp;#34;nhà mìnhamp;#34; ra quốc tế, ai cũng giật mình khi biết gia thế bố mẹ amp;#34;quá khủngamp;#34; - 1

Cụ thể, bà mẹ đã hỏi con trai về quyết định theo học ngành nào và có còn ước mơ trở thành sinh viên của những ngôi trường bậc nhất trong nước và thế giới như trước kia nữa không?

Khá bất ngờ khi con trai Dương Thùy Linh lại không có ý định sẽ chọn những ngôi trường top trên thế giới mà lựa chọn ngôi trường mà bố mẹ từng theo học để "muốn làm giống bố mẹ, mở rộng đế chế nhà mình ra quốc tế".

Bản thân bà mẹ cũng khá sửng sốt khi biết được rằng con trai lấy chính bố mẹ là thần tượng để theo đuổi trên con đường học hành và làm việc. Tuy nhiên cuối cùng, Hoa hậu Dương Mỹ Linh cũng đồng ý và khuyến khích con trai đi theo con đường mà bé thích.

"Sáng hỏi con trai là con còn ước mơ vào *** với Harvard không?

Con hỏi mẹ học trường nào. Mình bảo hỏi làm gì? Con bảo con muốn làm giống bố mẹ, mở rộng đế chế nhà mình ra quốc tế nên con không thấy cần học trường top.

Bà mẹ hốt hoảng bảo nhưng nhỡ con vào ngành y thì sao? Con khẳng khái khẳng định con không theo ngành y.

Thế còn IT? Để thành kiểu chú Mark với bác Elon ý?

Cuối cùng con trai bảo, thôi được rồi con đi học toán. Mẹ thở phào nhẹ nhõm bảo *** với Harvard có khoa toán tốt lắm. Chết mất!!! Cho đi du học để có ước mơ lớn mà chỉ muốn quay về làm công việc của mẹ" - bà mẹ viết.

Con trai Hoa hậu Việt muốn mở rộng đế chế amp;#34;nhà mìnhamp;#34; ra quốc tế, ai cũng giật mình khi biết gia thế bố mẹ amp;#34;quá khủngamp;#34; - 2

Con trai Hoa hậu Việt muốn mở rộng đế chế amp;#34;nhà mìnhamp;#34; ra quốc tế, ai cũng giật mình khi biết gia thế bố mẹ amp;#34;quá khủngamp;#34; - 3

Phía dưới phần bình luận, nàng hậu cũng tiết lộ lý do khiến con trai có những suy nghĩ như vậy là vì "Con em nó bảo con thấy không có bố mẹ nào có cuộc sống nhẹ nhàng, thịnh vượng như bố mẹ".

Được biết, Dương Thùy Linh giành giải Hoa hậu thân thiện trong cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2008, Mrs Worldwide 2018, Giải bạc miền Bắc cuộc thi Siêu mẫu Việt Nam, Giải đồng Siêu mẫu Việt Nam 2004...

Không chỉ thế, nàng hậu còn có gia thế "quá khủng" khiến nhiều người kiêng nể: bố cô là Phó Giáo sư Dương Đức Lân, từng làm Tiến sĩ khoa học ở Hungary, sau đó về nước là giảng viên khoa Tài chính ngân hàng tại Đại học Kinh tế quốc dân, rồi làm việc ở Bộ GD&ĐT. Trước khi về hưu, ông từng làm Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề.

Mẹ cô là Phó Giáo sư, Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Thị Thuận, từng giữ quyền Hiệu trường Đại học Lao động xã hội. Bà từng đảm nhận vị trí Giám đốc Quốc gia về xóa đói giảm nghèo.

Con trai Hoa hậu Việt muốn mở rộng đế chế amp;#34;nhà mìnhamp;#34; ra quốc tế, ai cũng giật mình khi biết gia thế bố mẹ amp;#34;quá khủngamp;#34; - 4

Con trai Hoa hậu Việt muốn mở rộng đế chế amp;#34;nhà mìnhamp;#34; ra quốc tế, ai cũng giật mình khi biết gia thế bố mẹ amp;#34;quá khủngamp;#34; - 5

Xuất thân trong gia đình có nền tảng giáo dục như vậy nên Hoa hậu Dương Thùy Linh cũng định hướng con đường học hành cho con trai từ sớm và rất tốt.

Cô có cậu con trai duy nhất là bé Tót. Bà mẹ từng bật mí về chuyện cho con trai theo học tại trường quốc tế ở Hà Nội với mức học phí quy đổi sang tiền Việt khoảng 705 triệu đồng/năm. Số tiền này thậm chí còn cao hơn học phí của hoàng tử George William được công bố hồi tháng 9.2017 là 23.000 USD một năm (tương đương 500 triệu đồng).

Mặc dù chọn cho con ngôi trường có giáo dục bậc nhất và nuôi con đầy đủ nhưng vợ chồng Dương Thùy Linh không hề phó thác việc nuôi dạy hoàn toàn cho nhà trường và xã hội mà cặp bố mẹ luôn có những cách nuôi con theo "khuôn phép" của chính mình. Cô không quá nuông chiều và đáp ứng mọi nhu cầu của con.

Bên cạnh đó bà mẹ cũng dạy con rất kĩ về tiền bạc. "Tiền của bố mẹ là của bố mẹ, và con phải làm được điều gì đó con mới được thưởng. Và thưởng hay không là do bố mẹ quyết định. Tôi không cảm thấy là bố mẹ không yêu tôi, mà chỉ thấy rất logic là tiền của bố mẹ thì tôi không có bất cứ quyền gì mà đòi hỏi, nhất là khi tôi chưa có sự đóng góp gì".

Qua đó có thể thấy việc định hướng và dành cho con nền tảng giáo dục tốt ngay từ những năm đầu đời là vô cùng quan trọng, quyết định sự thành công của một đứa trẻ. Chính vì thế, các bậc cha mẹ cần suy nghĩ kĩ càng về vấn đề này.

Những năm đầu đời được coi là giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ, bởi vì trong giai đoạn này, não bộ của trẻ phát triển nhanh chóng và tiếp thu thông tin một cách mạnh mẽ.

1. Xây dựng nền tảng vững chắc

Một nền tảng giáo dục tốt không chỉ giúp trẻ tiếp nhận kiến thức mà còn hình thành những kỹ năng sống cần thiết. Việc cha mẹ tham gia tích cực vào quá trình học tập của trẻ từ sớm, như đọc sách, kể chuyện, hay tham gia các hoạt động giáo dục, sẽ giúp trẻ phát triển tư duy phản biện, khả năng giao tiếp và sự sáng tạo. Những kỹ năng này không chỉ cần thiết cho việc học tập mà còn cho cuộc sống hàng ngày.

2. Định hướng giáo dục phù hợp

Mỗi trẻ em là một cá thể độc lập với những sở thích và khả năng khác nhau. Do đó, việc định hướng giáo dục cần được thực hiện một cách linh hoạt và phù hợp với từng trẻ. Cha mẹ nên tìm hiểu về những gì trẻ thích và có năng khiếu, từ đó tạo điều kiện cho trẻ phát triển theo đúng hướng. Việc này không chỉ giúp trẻ cảm thấy hứng thú mà còn tạo động lực để trẻ khám phá và học hỏi.

3. Tác động tích cực đến tâm lý của trẻ

Một nền tảng giáo dục vững chắc không chỉ có ý nghĩa về mặt kiến thức mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và cảm xúc của trẻ. Trẻ em có nền tảng giáo dục tốt thường tự tin hơn, có khả năng thích ứng tốt hơn với môi trường xung quanh. Điều này rất quan trọng trong việc xây dựng nhân cách và giúp trẻ hình thành những mối quan hệ xã hội lành mạnh.

4. Sự đầu tư của cha mẹ

Để có được một nền tảng giáo dục tốt, cha mẹ cần phải đầu tư thời gian, công sức và cả tâm huyết. Việc này có thể bao gồm việc tham gia các khóa học nuôi dạy con, tìm hiểu về các phương pháp giáo dục hiện đại, hoặc đơn giản hơn là dành thời gian chơi và học cùng con. Cha mẹ cũng cần phải kiên nhẫn và luôn đồng hành cùng trẻ trong từng bước phát triển.

5. Tạo ra môi trường học tập hiệu quả

Môi trường học tập tích cực sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái và hứng thú hơn với việc học. Cha mẹ có thể tạo ra một không gian học tập riêng biệt, nơi trẻ có thể khám phá và sáng tạo. Việc khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, thể thao, nghệ thuật cũng sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.

Từ chối trường quốc tế 2 tỷ/năm dù chồng cũ trả tiền, Diệp Lâm Anh chọn để con nhập học lớp 1 trường gần nhà, học phí khác hẳn
Từ chối trường quốc tế 2 tỷ/năm dù chồng cũ trả tiền, Diệp Lâm Anh chọn để con nhập học lớp 1 trường gần nhà, học phí khác hẳn
Con gái đầu lòng của Diệp Lâm Anh chính thức bước vào lớp 1.
Bấm xem >>

Con vào lớp 1