Có một ‘chuyến tàu sức khỏe’ đang lăn bánh từ các thành phố lớn cho đến từng ngõ hẹp của các tỉnh miền núi và khu vực ĐBSCL

Admin

Dự án “Chuyển tàu sức khỏe IVIE” ra đời với tầm nhìn nhân văn vì cộng đồng: “Tất cả người dân Việt Nam, dù ở bất kỳ đâu, đều có cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế dễ dàng và nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe chủ động”

Có một ‘chuyến tàu sức khỏe’ đang lăn bánh từ các thành phố lớn cho đến từng ngõ hẹp của các tỉnh miền núi và khu vực ĐBSCL- Ảnh 1.

Đối với bất kỳ ai, sinh sống tại bất kỳ địa phương nào, việc chăm sóc sức khỏe luôn là nhu cầu cơ bản và là mối quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, sự chênh lệch trong việc cung cấp và tiếp cận dịch vụ y tế tại các địa phương vẫn là vấn đề nan giải. Không khó để thấy người dân sinh sống tại vùng nông thôn và miền núi phải di chuyển hàng chục, thậm chí hàng trăm kilomet để tiếp cận với các bệnh viện lớn tại các thành phố, khiến rất nhiều người gặp khó khăn.

Không chỉ dừng lại ở cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế, tại vùng sâu, vùng xa, việc hiểu biết và thực hiện chăm sóc sức khỏe chủ động vẫn còn khá thấp, khi họ chỉ đến bệnh viện khi tình trạng đã trở nên nghiêm trọng. Kết quả là, tình trạng quá tải cho các cơ sở y tế khi số lượng bệnh nhân tăng đột biến vào những thời điểm dịch bệnh bùng phát.

Bất cập này trở nên rõ ràng sau khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, khi giãn cách xã hội làm hàng triệu người không thể tiếp cận với dịch vụ y tế truyền thống. Đặc biệt, sự khó khăn hiện rõ tại những người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em và những người mắc bệnh mãn tính phải chịu ảnh hưởng nặng nề vì không được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Trước những bất cập đó, dự án “Chuyến tàu sức khỏe IVIE” ra đời với tầm nhìn nhân văn vì cộng đồng: “Tất cả người dân Việt Nam, dù ở bất kỳ đâu, đều có cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế dễ dàng và nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe chủ động”.

Có một ‘chuyến tàu sức khỏe’ đang lăn bánh từ các thành phố lớn cho đến từng ngõ hẹp của các tỉnh miền núi và khu vực ĐBSCL- Ảnh 2.

Với mục tiêu không để bất kỳ ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến vì sức khỏe, dự án đã triển khai các hoạt động trên khắp đất nước, từ miền Bắc đến miền Nam, từ đồng bằng đến miền núi, từ các khu dân cư đến các trường đại học, đặc biệt là những khu vực thiếu thốn về cơ sở hạ tầng y tế.

Hành trình này còn hướng tới mục tiêu thay đổi tư duy và nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe chủ động. Mục tiêu cuối cùng là xây dựng một Việt Nam khỏe mạnh hơn, mọi người đều có cơ hội và điều kiện chăm sóc sức khỏe, bất kể khoảng cách địa lý hay hoàn cảnh kinh tế.

Hành trình mang sức khỏe đến toàn dân của IVIE - Bác sĩ ơi được triển khai từ tháng 6/2021 và dự kiến kết thúc vào cuối năm 2025. Dự án hướng đến nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm người dân sinh sống tại các khu vực khó khăn, những người mắc bệnh mãn tính, người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch, và đặc biệt là các đối tượng yếu thế.

Dự án đã triển khai tại nhiều địa phương trên toàn quốc, từ các bệnh viện lớn tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, đến các tỉnh miền núi như Điện Biên, Lào Cai, và các khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như Hậu Giang, Bến Tre.

Có một ‘chuyến tàu sức khỏe’ đang lăn bánh từ các thành phố lớn cho đến từng ngõ hẹp của các tỉnh miền núi và khu vực ĐBSCL- Ảnh 3.

Hành trình của “Chuyến tàu sức khỏe IVIE” được lăn bánh với 4 sáng kiến nổi bật. Thông qua việc sử dụng công nghệ y tế từ xa (Telemedicine), dự án giúp phá vỡ rào cản địa lý và thời gian, cho phép người dân dễ dàng được tư vấn y tế mà không cần phải trực tiếp đến các cơ sở y tế. Theo đó, bằng ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi, người dân có thể đặt lịch tư vấn, khám bệnh trực tuyến và hỏi đáp bác sĩ chỉ cần thông qua ứng dụng di động.

Các máy trạm IVIE được lắp đặt cũng giúp người dân có thể kết nối với các dịch vụ y tế và mua thuốc trực tuyến một cách dễ dàng và thuận tiện. Nhờ phát kiến này, thay vì phải xây dựng các cơ sở y tế truyền thống, việc triển khai trạm y tế di động và ứng dụng IVIE cho phép dự án đưa dịch vụ y tế trực tuyến tới người dân một cách linh hoạt, đồng thời dễ nhân rộng mô hình đến nhiều địa phương cả nước.

Có một ‘chuyến tàu sức khỏe’ đang lăn bánh từ các thành phố lớn cho đến từng ngõ hẹp của các tỉnh miền núi và khu vực ĐBSCL- Ảnh 4.

Bên cạnh các hoạt động tư vấn sức khỏe và điều trị từ xa, dự án đã tổ chức nhiều buổi khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí tại các vùng sâu, vùng xa, và bệnh viện ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Điện Biên, và nhiều địa phương khác. Các buổi tọa đàm về sức khỏe tim mạch cũng được tổ chức, nhằm lan tỏa tinh thần chăm sóc sức khỏe chủ động.

Bên cạnh đó, các chương trình trao tặng phần quà, hỗ trợ tài chính cho các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn phần nào giúp giảm bớt khó khăn của người dân.

Có một ‘chuyến tàu sức khỏe’ đang lăn bánh từ các thành phố lớn cho đến từng ngõ hẹp của các tỉnh miền núi và khu vực ĐBSCL- Ảnh 5.

Sau 3 năm lăn bánh, “Chuyến tàu sức khỏe IVIE” đã tạo ra nhiều tác động lớn tới cộng đồng cả nước. Đã có khoảng 1400 các F0, F1 được hỗ trợ trong đợt dịch mỗi ngày; hơn 2000 số phần quà y tế đã trao tặng; 8 tỉnh thành đã đi qua; hơn 200 nhân sự tham gia hỗ trợ chiến dịch; hơn 2000 người dân đã tham gia chương trình tại các địa phương; 14 chiến dịch nhỏ thuộc dự án đã được triển khai.

Hơn cả những con số, thông qua chuỗi hành trình trên toàn quốc, nhận thức của người dân về chăm sóc sức khỏe chủ động được nâng cao, giúp họ không chỉ phụ thuộc vào các cơ sở y tế truyền thống mà còn tự tin trong việc quản lý và chăm sóc sức khỏe cá nhân hiệu quả. Đúng theo giá trị cốt lõi của dự án, người dân ở vùng sâu, vùng xa hay các khu vực khó khăn có cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế dễ dàng hơn.

Trong dài hạn, “Chuyến tàu sức khỏe IVIE” không chỉ dừng ở sứ mệnh cung cấp các dịch vụ y tế từ xa mà còn hướng tới mục tiêu xây dựng cộng đồng y tế số gắn kết và bền vững. Qua mỗi tỉnh thành, dự án sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động, thúc đẩy tinh thần chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng và khuyến khích mọi người dân chủ động tiếp cận với các dịch vụ y tế hiện đại.

Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo” tiếp tục tìm kiếm, vinh danh và kết nối những cá nhân, tổ chức đang dấn thân vì cộng đồng trên cả nước. Trong Lễ công bố Giải thưởng, tổ chức ngày 23/09/2024 tại khách sạn Sheraton Hanoi West, Human Act Prize chính thức công bố những điểm nhấn mới của Mùa giải 2024:

Ra mắt ấn phẩm “Dấu ấn tiên phong - Đổi mới trong tác động xã hội tại Việt Nam” – Cuốn cẩm nang hoàn chỉnh đầu tiên dành cho người hoạt động cộng đồng ở Việt Nam.

Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với các đơn vị hỗ trợ giải thưởng:

PwC (PricewaterhouseCoopers) – Một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, tiên phong hỗ trợ doanh nghiệp tích hợp yếu tố bền vững vào hoạt động kinh doanh.

Social Impact - Nền tảng giáo dục đầu tiên được thành lập bởi chính các nhà hoạt động cộng đồng ở Việt Nam nhằm thúc đẩy tri thức về phát triển bền vững.

Nền tảng TikTok - Nền tảng video dạng ngắn hàng đầu thế giới, đồng hành lan tỏa những câu chuyện tích cực, tôn vinh những cá nhân, tổ chức đang nỗ lực vì cộng đồng, từ đó truyền cảm hứng cho nhiều người cùng chung tay tạo ra những thay đổi tích cực

Đơn vị bảo trợ truyền thông: 13 cơ quan báo chí đã sẵn sàng đồng hành cùng Human Act Prize 2024 để lan tỏa những điều tốt đẹp nhất cho cộng đồng: Vietnamnet, Vietnam Plus, Lao động, , Tiền phong, Đại Đoàn Kết, Công thương, Nông nghiệp, Dân Việt, Nhà báo và Công luận, Hà Nội Mới, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình TpHCM, Tiktok.

Cổng thông tin Đề cử dự án vì cộng đồng cho Giải thưởng Human Act Prize 2024, chính thức mở từ ngày 23/9/2024. Tất cả quý vị đều có thể đề cử tại đây.

Mỗi sáng kiến - dự án mà quý vị đề cử, sẽ góp phần kiến tạo, nâng bước cho các hoạt động vì cộng đồng và góp sức cho sự phát triển bền vững của Việt Nam.

Có một ‘chuyến tàu sức khỏe’ đang lăn bánh từ các thành phố lớn cho đến từng ngõ hẹp của các tỉnh miền núi và khu vực ĐBSCL- Ảnh 6.