Cô gái bị lừa chuyển khoản 1 tỷ đồng, công an chỉ truyền đi một thông điệp, kẻ lừa đảo đầu thú và trả tiền ngay sau 1 tiếng đồng hồ

Admin

Một cô gái ở Trung Quốc đã bị lừa chuyển khoản số tiền lớn. Ngay sau khi báo công an, cô ấy đã nhận lại được tiền chỉ sau 1 tiếng đồng hồ.

Theo Cơ quan công an thành phố Ninh Quốc, tỉnh An Huy, Trung Quốc, cô Zhang nói rằng có người gọi điện cho cô ấy qua điện thoại và nói rằng giấy phép kinh doanh của cô đã hết hạn và cần gia hạn tiếp.

Cô Zhang không hiểu quá rõ về tình hình thực tế nên đã bị xúi giục quét mã gia hạn giấy phép kinh doanh trên Wechat và chuyển khoản 300.000 NDT (tương đương khoảng 1 tỷ đồng). Sau khi thực hiện các bước mà kẻ lừa đảo yêu cầu, cô Zhang không hề nhận được thêm một phản hồi nào. Sau khi nhận ra mình bị lừa, cô Zhang ngay lập tức đến đồn cảnh sát để báo công an.

Sau khi trình bày rõ ràng sự việc, công an hiểu rõ tình hình, Cơ quan công an thành phố Ninh Quốc, tỉnh An Huy , Trung Quốc đã sử dụng các nghiệp vụ của mình và truyền đi đúng một thông điệp, đó là: “Trả lại tiền ngay lập tức, nếu không bạn sẽ bị bắt ở bất cứ đâu!” .

Dưới sự cảnh báo của công an, họ chưa cần phải làm gì mà kẻ lừa đảo đã trả lại tất cả số tiền bị lừa cho cô Zhang ngay sau 1 tiếng đồng hồ truyền đi thông điệp.

Trên thực tế, Trung Quốc đã tạo lập một hệ thống AI để truy quét tội phạm trên không gian mạng. Với các kinh nghiệm đã được xây dựng từ nhiều năm qua, Trung Quốc luôn tự tin có thể tìm ra kẻ lừa đảo nhanh nhất có thể.

Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã truy quét tội phạm gian lận mạng và viễn thông. Các cơ quan công an Trung Quốc liên tục tổ chức các chiến dịch theo cụm, thực hiện các hoạt động tập trung chuyên sâu, truy bắt chủ tiền, ổ nhóm, trấn áp các nền tảng có hành vi lừa đảo trên không gian mạng.

Năm 2022, tổng số 464.000 vụ gian lận mạng và viễn thông đã bị xử lý. Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an phối hợp triển khai chiến dịch xử lý thành công 240 đối tượng cầm đầu nhóm lừa đảo điện tử.

Mặc dù công tác chống gian lận viễn thông đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, nhưng tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp. Theo đó, Công an Trung Quốc cho biết cuộc đấu tranh phòng chống gian lận viễn thông còn lâu dài, phức tạp và gian khổ.

Hiện nay, những kẻ lừa đảo bắt kịp tình hình và các điểm nóng xã hội, liên tục đổi mới các thủ đoạn và phương thức lừa đảo. Những kẻ lừa đảo sử dụng một số lượng lớn các công cụ liên lạc ở nước ngoài, phát triển các ứng dụng lừa đảo, điện toán đám mây, chuyển tiền ảo và các phương pháp công nghệ mới khác để thực hiện gian lận và trốn tránh sự truy quét của cảnh sát Trung Quốc.

Ngoài lừa đảo chuyển tiền, một trog lừa đảo với tỷ lệ thành công tới 99% liên tục diễn ra. Trang Baijiahao (Trung Quốc) cho biết, sử dụng AI thay đổi khuôn mặt và giả công an là hai kiểu lừa đảo mới với tỷ lệ thành công rất cao, lên tới 99%.

Dùng AI để thay đổi khuôn mặt đề cập đến việc sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để mô phỏng khuôn mặt con người và kiểm soát tư thế, biểu cảm, chuyển động để thực hiện việc tạo ra các nhân vật ảo.

Nhân vật ảo này được sử dụng để thực hiện hành vi lừa đảo trực tuyến, đặc biệt là lừa đảo cho vay qua các ứng dụng, nền tảng mạng xã hội. Những kẻ lừa đảo có thể đánh cắp tài khoản mạng xã hội của một người và mô phỏng một nhân vật ảo giống hệt người đó, từ đó lừa đảo bằng hình thức vay tiền.

Với kiểu lừa đảo này, người lừa đảo sẽ yêu cầu nạn nhân hợp tác điều tra với danh nghĩa là cảnh sát, sau đó yêu cầu nạn nhân cung cấp các thông tin quan trọng như CMND, thẻ ngân hàng. Trong nhiều trường hợp, nạn nhân sẽ lên tiếng và cung cấp thông tin vì họ nghĩ rằng bên kia là cảnh sát thật. Cuối cùng, người bị lừa sẽ bị thiệt hại về tài sản.

Các vụ lừa đảo viễn thông vẫn tiếp tục xảy ra thường xuyên, Công an Trung Quốc khuyến cáo người dân không nhẹ dạ cả tin. Cần liên tục cập nhật thông tin với Trung tâm chống gian lận quốc gia để bảo vệ sự an toàn của tài sản cá nhân. Sau khi phát hiện mình bị lừa, người dân cần báo ngay cho công an địa phương.

Nguồn: Weixin