Bàn giao Thanh tra Bộ GD&ĐT về Thanh tra Chính phủ

Admin

Sau khi bàn giao, Thanh tra Chính phủ sẽ tiếp nhận công chức, vấn đề tài chính, tài sản và trang thiết bị có liên quan đội ngũ cán bộ, công chức của Thanh tra Bộ GD&ĐT

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng trao đổi tại buổi làm việc. Ảnh: Moet.

Ngày 7/5, Bộ GD&ĐT đã bàn giao Thanh tra Bộ về Thanh tra Chính phủ. Tại buổi làm việc, các đơn vị thuộc hai bên trao đổi và tiến hành ký kết biên bản bàn giao và tiếp nhận cán bộ, kế hoạch thanh tra, tài sản, trang thiết bị có liên quan.

Phó tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam cho biết thời gian qua, triển khai chủ trương sắp xếp tổ chức cơ quan thanh tra theo chỉ đạo của Ban Bí thư, Thanh tra Chính phủ đã xây dựng kế hoạch và phối hợp với các bộ, ngành để thực hiện việc tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ từ các đơn vị thanh tra trực thuộc bộ.

Theo biên bản ký kết ngày 7/5, Thanh tra Chính phủ sẽ tiếp nhận công chức, vấn đề tài chính, tài sản và trang thiết bị có liên quan đội ngũ cán bộ, công chức của Thanh tra Bộ GD&ĐT chuyển về Thanh tra Chính phủ.

Đánh giá đội ngũ Thanh tra Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng Thường trực Phạm Ngọc Thưởng cho biết đây là những công chức có nhận thức sâu sắc, đào tạo bài bản, trải qua thực tiễn, có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn cao.

Thứ trưởng mong muốn thời gian tới, Thanh tra Chính phủ sẽ tiếp tục quan tâm, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, phân công vị trí phù hợp với năng lực, công việc, phát huy tối đa năng lực của đội ngũ, thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước.

Cũng liên quan công tác bàn giao, Phó tổng Thanh tra Bùi Ngọc Lam đề nghị việc triển khai công tác tiếp nhận phải đảm bảo chặt chẽ, đúng chỉ đạo của Chính phủ và quy định, trình tự hiện hành của pháp luật, vừa hiệu quả, vừa đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn đổi mới.

Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ mong muốn lãnh đạo Bộ GDĐT quan tâm để sớm hoàn tất các thủ tục bàn giao và tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong công tác thanh tra, kiểm tra nói chung và ngành giáo dục nói riêng trong thời gian tới.

Sách về nghề giáo

Nếu độc giả có hứng thú với nghề giáo - một nghề nghiệp đặc biệt và đang trải qua những biến động lớn, mục Giáo dục giới thiệu một số lựa chọn:

Xin được nói thẳng (GS Hoàng Tụy) và Ước vọng cho học đường (GS Huỳnh Như Phương): Cuốn sách của hai nhà giáo tiên phong tại Việt Nam với nhiều suy nghĩ và những trăn trở của hai ông về tương lai nền giáo dục nước nhà.

Nghề giáo qua các tác phẩm thiếu nhi nổi tiếng: Tình thầy trò trong các tác phẩm văn chương nổi tiếng khiến độc giả cảm động bởi các nhân vật đã làm được những việc lớn lao, vượt xa chức trách của một giáo viên.