Bài toán tiểu học tưởng dễ nhưng gây lú, phụ huynh cũng bó tay: “14 trừ đi bao nhiêu để lớn hơn 14?"

Admin

Cõi mạng đều “vò đầu bức tóc” trước bài toán này vì không thể tìm ra đáp án.

Trước khi khám phá và dung nạp những kiến thức mang tính chất sâu sắc, phức tạp hơn thì buộc học sinh phải xây dựng vững nền móng, bước từng bước đơn giản, dễ nhất rồi mới dần nâng cấp độ khó lên, đây vốn dĩ là quy luật. Vậy nên ở bậc tiểu học, thông thường trẻ sẽ bắt đầu tiếp xúc với những dạng toán học cơ bản như cộng trừ, nhân chia. Thế nhưng thực tế lại có nhiều bài tập toán với độ khó không tưởng, khiến cho không chỉ học sinh hoang mang mà phụ huynh cũng bó tay chịu thua. 

Bài toán tiểu học tưởng dễ nhưng gây lú, phụ huynh cũng bó tay: “14 trừ đi bao nhiêu để lớn hơn 14?amp;#34; - 1

Điển hình như dạo gần đây, MXH xôn xao một bài tập toán của học sinh tiểu học, họ tranh cãi vì tính lắt léo, gây lú của đề bài. Theo đó, ở câu số 10 thuộc dạng điền số thích hợp vào chỗ trống sao cho đúng với phép tính đã cho sẵn, “vò đầu bức tóc” cả buổi nhưng không một ai có thể tìm ra được lời giải chính xác.

Ở phép tính đầu tiên, đề bài yêu cầu điền số vào chỗ trống với phép tính "7 + 10 > … + 5", học sinh đã điền đáp án vào ô trống là "5". Như vậy, kết quả sẽ được suy luận thành "17 > 10", hoàn toàn thỏa mãn yêu cầu của đề bài.

Bài toán tiểu học tưởng dễ nhưng gây lú, phụ huynh cũng bó tay: “14 trừ đi bao nhiêu để lớn hơn 14?amp;#34; - 2

Tuy nhiên đến phép tính thứ 2, nhiều học sinh giải tới giải lui vẫn không cho ra được đáp án phù hợp, thậm chí nhờ đến sự hỗ trợ của bố mẹ nhưng các bậc phụ huynh cũng bó tay chịu thua. Cụ thể phép tính đó như sau: "10 + 4 < 14 - …". Ai cũng cho rằng, rõ ràng phép tính này đang gặp vấn đề, vì dù điền bất kỳ con số nào thì nó cũng không cho ra được kết quả chính xác với đề bài. 

Nhiều bố mẹ còn nghĩ đến trường hợp điền số âm vào chỗ trống, tuy nhiên họ cũng nhanh chóng nhận ra đây là bài toán của học sinh tiểu học, ở cấp học này dĩ nhiên trẻ vẫn chưa được thầy cô dạy về số âm. Vậy nên, ý tưởng về số âm không thể triển khai, nếu không sẽ càng khiến cho các bé học sinh thêm phần hoang mang.

Hiện tại, bài toán vẫn đang gây nên nhiều “nhức nhối” đối với các bậc phụ huynh, cõi mạng mấy ngày nay liên tục tranh cãi nhưng vẫn chưa dẫn đến cái kết thỏa đáng nhất.

Thực tế cũng có không ít học sinh, phụ huynh rơi vào tình huống "dở khóc dở cười" khi làm toán vì đề bài cũng không được rõ ràng, gây khó hiểu. Tuy nhiên trong những trường hợp như vậy, các bậc cha mẹ nên hướng dẫn con em mình trao đổi rõ ràng với cô giáo để hiểu đúng đề bài trước khi làm toán, tránh làm mất điểm một cách vô nghĩa.

Ngoài ra nằm lòng những kiến thức cơ bản khi làm toán để đạt được điểm số tối đa nhất:

1. Kỹ năng tính toán cơ bản

Cộng, trừ, nhân, chia: Học sinh cần nắm vững các phép tính cơ bản. Điều này không chỉ giúp trong việc giải quyết bài tập mà còn là nền tảng cho các phép toán phức tạp hơn.

Thực hành liên tục: Thực hành thường xuyên sẽ giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong tính toán.

2. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Đọc hiểu đề bài: Học sinh cần phải biết cách đọc và hiểu yêu cầu của đề bài. Điều này bao gồm việc xác định thông tin quan trọng và các phép toán cần thực hiện.

Lập kế hoạch giải quyết: Sau khi hiểu đề bài, học sinh cần lập kế hoạch cho cách giải quyết, có thể bằng cách vẽ sơ đồ hoặc lập công thức.

3. Kỹ năng tư duy logic

Phân tích và suy luận: Học sinh cần phát triển khả năng phân tích thông tin và suy luận logic để tìm ra giải pháp cho các bài toán.

Liên kết kiến thức: Việc liên kết các kiến thức đã học để áp dụng vào bài toán mới cũng rất quan trọng.

4. Kỹ năng làm việc với hình học

Nhận biết hình dạng: Học sinh cần biết các hình dạng cơ bản như hình vuông, hình tròn, hình tam giác và các đặc điểm của chúng.

Tính toán diện tích và chu vi: Nắm vững công thức tính diện tích và chu vi của các hình cơ bản là cần thiết trong học tập.

5. Kỹ năng sử dụng các công cụ hỗ trợ

Thước kẻ và compa: Học sinh nên biết cách sử dụng thước kẻ và compa để vẽ hình và thực hiện các phép đo.

Sử dụng bảng tính: Với sự phát triển của công nghệ, việc sử dụng các công cụ tính toán trên máy tính cũng trở nên phổ biến.

6. Kỹ năng làm việc nhóm

Hợp tác và trao đổi ý kiến: Học sinh có thể học hỏi lẫn nhau qua việc thảo luận và làm việc nhóm, giúp củng cố kiến thức và kỹ năng.

Giải quyết xung đột: Trong quá trình làm việc nhóm, khả năng giải quyết xung đột và đưa ra quyết định chung cũng rất quan trọng.

7. Kỹ năng quản lý thời gian

Phân bổ thời gian hợp lý: Học sinh cần biết cách quản lý thời gian hiệu quả khi làm bài kiểm tra hoặc bài tập về nhà để hoàn thành đúng hạn.

Ưu tiên nhiệm vụ: Xác định những bài tập quan trọng và khó hơn để tập trung xử lý trước.

8. Kỹ năng tự đánh giá

Kiểm tra lại bài làm: Học sinh cần có thói quen kiểm tra lại bài làm của mình để phát hiện và sửa lỗi sai.

Phản hồi từ giáo viên: Lắng nghe và tiếp thu ý kiến phản hồi từ giáo viên để cải thiện kỹ năng.

Bài toán tiểu học 17- 7- 2 bằng 12 hay 8 ? Ai cũng tưởng dễ nhưng phụ huynh lại tranh cãi dữ dội
Bài toán tiểu học 17- 7- 2 bằng 12 hay 8 ? Ai cũng tưởng dễ nhưng phụ huynh lại tranh cãi dữ dội
Có đến 2 đáp án cho bài toán tiểu học và nó đã khiến nhiều phụ huynh "lời qua tiếng lại".
Bấm xem >>

Dạy con