1. Con cần tôn trọng cả bạn nam và nữ, họ bình đẳng: Tôn trọng người khác là một phẩm chất quan trọng mà trẻ cần có, bao gồm cả việc tôn trọng những đứa trẻ khác cùng độ tuổi, bất kể giới tính. |
2. Đừng sợ mắc sai lầm: Học hỏi từ sai lầm của chính mình hay của người khác là một khả năng cần có. Bạn cần dạy con không nên sợ thua cuộc hay mắc sai lầm, hãy sẵn sàng trải nghiệm nếu có cơ hội. |
3. Kiến thức quan trọng hơn điểm số: Đôi khi, cha mẹ bực bội với những điểm số không đáp ứng được kỳ vọng của họ. Tuy nhiên, điểm số tốt không phải lúc nào cũng thể hiện kiến thức tốt. Bạn nên dạy cho con rằng kiến thức quan trọng hơn điểm số. |
4. Cha mẹ không phải là kẻ thù, con có thể nhờ cha mẹ giúp đỡ: Trở thành bạn của con không phải là điều dễ dàng, đặc biệt nếu con đã có bạn thân riêng. Lúc này, đừng quá thúc ép, la mắng hay trách móc con quá nhiều, hãy thể hiện rằng cha mẹ đáng tin cậy để con chia sẻ. |
5. Dạy con biết nói "không": Hãy dạy trẻ biết cách nói “không” với người lớn, giáo viên hay thậm chí với chính cha mẹ. Chúng ta đều muốn trẻ trở nên mạnh mẽ và có chính kiến riêng, chứ không phải người chỉ biết tuân theo mệnh lệnh, lời nói của người khác. Biết nói “không” sẽ giúp trẻ chủ động hơn trong cuộc sống. |
6. Luôn tự bảo vệ bản thân: Một số bậc phụ huynh thể hiện sự tin tưởng đối với giáo viên hoặc những người khác hơn là con cái. Điều này có thể khiến trẻ luôn cảm thấy bất an khi lớn lên và không thể tự bảo vệ bản thân. Hãy giải thích cho con rằng sự tôn trọng là quan trọng, nhưng khả năng bảo vệ quan điểm của bản thân cũng cần thiết, chỉ cần con làm điều đó đúng cách. |
7. Đừng làm điều mình không thích chỉ để có sự công nhận của người khác: Trẻ em nghĩ rằng việc "có tiếng nói" trong mắt bạn bè rất quan trọng và chúng cố gắng để đạt được điều đó. Tuy nhiên, bạn hãy dạy con biết rằng trở thành một người trung thực và đáng tôn trọng có giá trị hơn là nhận được sự tán thành của ai đó bằng cách chấp thuận làm những điều mình không thích. |
8. Nếu con không hiểu, hãy hỏi: Đặt câu hỏi là điều hoàn toàn bình thường. Bạn hãy dạy con rằng hỏi đặt câu hỏi tốt hơn là giả vờ hiểu tất cả mọi thứ. Dưới 10 tuổi là thời điểm tốt nhất để biết điều này. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.