7 hành vi khiến bạn mãi không thể tiến xa

Admin

Thường xuyên trì hoãn, ám ảnh sự hoàn hảo, khắt khe với bản thân là những hành vi thường thấy ở người sợ thất bại hơn là tin vào khả năng của mình.

dau hieu so that bai anh 1

1. Trì hoãn: Theo Hackspirit, nỗi sợ thất bại khiến nhiều người chần chừ mãi không dám bắt đầu. Họ trì hoãn công việc không phải vì lười biếng, mà sâu bên trong họ là nỗi sợ không thể hoàn thành tốt, sợ thất vọng hay xấu hổ khi đối diện với thất bại.

dau hieu so that bai anh 2

2. Ám ảnh với sự hoàn hảo: Không chỉ cố gắng hoàn thành tốt, những người sợ thất bại có xu hướng bắt buộc bản thân phải làm mọi thứ hoàn hảo tuyệt đối. Điều này xuất phát từ việc họ sợ mắc sai lầm, sợ bị người khác đánh giá. Phấn đấu để đạt được những điều tốt đẹp là một mục tiêu đáng quý, nhưng đừng quên rằng sai lầm là một phần không thể thiếu của quá trình học hỏi và trưởng thành.

dau hieu so that bai anh 3

3. Né tránh rủi ro bằng mọi giá: Người sợ thất bại chọn con đường "dễ thở", tránh thử thách và ngần ngại bước ra khỏi vùng an toàn của mình. Dù có ý tưởng hay tiềm năng, họ vẫn chần chừ vì lo sợ sai lầm sẽ khiến họ bị chỉ trích hoặc thất bại. Nỗi sợ ấy khiến họ bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển bản thân, bởi trong tâm trí họ, an toàn quan trọng hơn tiến bộ. Nhưng đôi khi, chính rủi ro mới là cánh cửa mở ra cơ hội học hỏi và thành công.

dau hieu so that bai anh 4

4. Suy nghĩ quá nhiều: Người sợ thất bại thường bị cuốn vào vòng xoáy suy nghĩ triền miên. Họ phân tích từng chi tiết nhỏ nhất, lật đi lật lại mọi khả năng, tưởng tượng đủ mọi kịch bản. Trong đầu họ, mọi việc đều có thể sai và họ phải chuẩn bị cho mọi tình huống. Nhưng chính sự phân tích quá mức này có thể khiến họ bế tắc, trì hoãn hành động và tự tạo áp lực nặng nề. Thay vì tiến về phía trước, họ "mắc kẹt" trong nỗi lo sợ của mình.

dau hieu so that bai anh 5

5. Liên tục so sánh bản thân với người khác: Người sợ thất bại có xu hướng liên tục so sánh bản thân với người khác, như một cách để đo lường giá trị của chính mình. Họ dễ cảm thấy mình thua kém khi thấy người khác thành công, dù đó là thành công nhỏ. Thực tế, sự so sánh ấy không mang lại động lực mà chỉ khiến họ thêm áp lực, tự ti và lo sợ mình sẽ không bao giờ đủ giỏi.

dau hieu so that bai anh 6

6. Khó khăn trong việc tận hưởng thành quả: Những người mang trong mình nỗi sợ thất bại thường khó lòng tận hưởng trọn vẹn niềm vui chiến thắng. Họ có xu hướng xem nhẹ thành công của bản thân, bỏ qua những lời khen ngợi và vội vã chuyển sự chú ý sang những mục tiêu kế tiếp. Việc lúc nào cũng cảm thấy phải đạt được thành tích cao hơn có thể khiến họ kiệt sức. Tệ hơn, nó còn khiến họ không thể tận hưởng niềm vui hay cảm giác tự hào sau khi đã hoàn thành mục tiêu.

dau hieu so that bai anh 7

7. Khắt khe với bản thân: Vì sợ thất bại, họ khắt khe với bản thân, không ngừng chỉ trích, phóng đại những sai sót và hạ thấp những thành tựu của mình. Họ cũng luôn đặt ra tiêu chuẩn cao đến mức không thực tế. Việc liên tục tự phê bình này có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực. Nó khiến họ nghi ngờ năng lực, làm suy giảm lòng tự trọng và cuối cùng là cản trở họ khai phá hết tiềm năng.

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.

Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.

TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.