![]() |
1. Trẻ suy nghĩ quá nhiều: Theo Hack Spirit, lớn lên với cha mẹ nghiêm khắc thường có nghĩa là mọi quyết định trẻ đưa ra đều được theo dõi chặt chẽ, thậm chí đôi khi bị chỉ trích. Theo thời gian, áp lực đó có thể biến thành thói quen suy nghĩ quá nhiều về mọi thứ. Trẻ có thể tự nghi ngờ bản thân liên tục, tự hỏi liệu mình có đang đưa ra quyết định đúng hay không. Ngay cả những quyết định nhỏ, như mặc gì hoặc nói gì trong cuộc trò chuyện, trẻ cũng có thể cảm thấy nặng nề hơn mức cần thiết. |
![]() |
2. Trẻ xin lỗi quá nhiều: Trẻ có thể nói "xin lỗi" cho mọi thứ, ngay cả khi chúng không làm gì sai. Nếu ai đó va vào con, con sẽ là người xin lỗi. Nếu con hỏi một câu hỏi đơn giản, con sẽ tiếp tục nói "Xin lỗi vì con đã làm phiền". Điều này là do lớn lên trong môi trường gia đình nghiêm khắc, trẻ đã hình thành thói quen xin lỗi để tránh bị khiển trách hoặc phạt, ngay cả khi chúng không làm gì sai. |
![]() |
3. Trẻ gặp khó khăn khi thư giãn: Khi lớn lên trong một gia đình nghiêm khắc, trẻ thường có một quy tắc ngầm rằng năng suất quan trọng hơn là nghỉ ngơi. Theo thời gian, tư duy đó gắn bó với trẻ, khiến chúng cảm thấy có lỗi khi thư giãn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người lớn lên trong môi trường kiểm soát cao có nhiều khả năng gặp phải căng thẳng và lo lắng mạn tính. |
![]() |
4. Trẻ cảm thấy bản thân có trách nhiệm với mọi vấn đề: Cha mẹ nghiêm khắc thường đặt trọng tâm vào kỷ luật, quy tắc và trách nhiệm cá nhân. Điều này khiến trẻ cảm thấy có trách nhiệm phải là người đáng tin cậy, hoàn thành những gì đã cam kết và luôn làm những gì được mong đợi. Đây có thể là một đặc điểm tốt, tuy nhiên, nó có thể khiến trẻ cảm thấy có trách nhiệm với mọi thứ, ngay cả những việc không phải là trách nhiệm của mình. Dần dần, trẻ luôn cảm thấy có lỗi khi từ chối yêu cầu của người khác, ngay cả khi yêu cầu đó không hợp lý. |
![]() |
5. Trẻ gặp khó khăn khi muốn nhờ giúp đỡ: Nếu lớn lên với cha mẹ nghiêm khắc, có thể trẻ đã sớm học được rằng sự độc lập là điều được mong đợi. Dù là học tập, việc nhà hay những thử thách cá nhân, thông điệp thường rất rõ ràng - tự mình tìm ra cách giải quyết. Theo thời gian, điều này khiến trẻ khó khăn trong việc nhờ giúp đỡ, ngay cả khi con thực sự cần nó. Trẻ có thể lo lắng rằng việc tìm kiếm sự hỗ trợ sẽ khiến chúng trông yếu đuối hoặc không có khả năng. Chúng tự mình vượt qua, dù điều đó dẫn đến căng thẳng và kiệt sức. |
![]() |
6. Trẻ khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc: Khi còn nhỏ, trẻ thường không được khuyến khích bày tỏ cảm xúc của mình. Nếu cảm thấy buồn bã, tức giận, trẻ thường bị nói là "làm quá" hoặc "cứng rắn lên". Do đó, trẻ học cách kìm nén cảm xúc của mình để tránh bị khiển trách. Dần dần, việc kìm nén cảm xúc trở thành thói quen. Khi gặp khó khăn, thay vì bày tỏ, trẻ có xu hướng nuốt cảm xúc xuống và tiếp tục như không có chuyện gì. |
![]() |
7. Khắt khe trong việc tự đánh giá bản thân: Phụ huynh nghiêm khắc đặt ra những tiêu chuẩn cao, và theo thời gian, những tiêu chuẩn đó trở thành những tiêu chuẩn mà trẻ đặt ra cho bản thân. Khi mắc lỗi, trẻ lặp lại sự kỳ vọng trong đầu, tự phê bình mình theo cách khắc nghiệt và dằn vặt bản thân trong thời gian dài. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.