6 loại nước ép có lợi cho tim mạch

Admin

Nước ép từ nho đỏ, cam, quả mọng chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin C hỗ trợ giảm cholesterol xấu và tình trạng viêm, tốt cho tim mạch.

Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu. ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng, Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome, cho biết bên cạnh duy trì lối sống khoa học và tuân thủ điều trị, chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe tim.

Nước ép lựu chứa hàm lượng hợp chất thực vật polyphenol cao, trong đó punicalagin và anthocyanin là những chất chống oxy hóa mạnh. Uống nước ép lựu thường xuyên với lượng phù hợp hỗ trợ giảm huyết áp tâm thu (chỉ số dưới trong máy đo huyết áp), cải thiện lưu thông máu, làm chậm quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch. Các loại polyphenol trong lựu còn giúp bảo vệ cholesterol xấu (LDL) khỏi quá trình oxy hóa, từ đó làm giảm nguy cơ phát triển xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành.

Nước ép nho đỏ cung cấp chất chống oxy hóa resveratrol, nhiều loại flavonoid có tác dụng chống viêm, bảo vệ tế bào nội mạc mạch máu, thúc đẩy khả năng giãn mạch, giảm nguy cơ hình thành huyết khối. Nước ép nho đỏ còn giàu vitamin C, kali và chất chống oxy hóa mạnh giúp giảm cholesterol máu, hạn chế xơ vữa động mạch, tăng cường sức khỏe tim mạch.

Nước ép quả mọng như việt quất, dâu tây, mâm xôi đen chứa nhiều anthocyanin và flavonoid có thể bảo vệ thành mạch, giảm viêm và hỗ trợ cân bằng cholesterol. Ăn quả mọng thường xuyên đem lại lợi ích nhất định trong việc kiểm soát lipid máu, giảm viêm - hai yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch.

Nước ép củ dền dồi dào hợp chất nitrat tự nhiên, khi vào cơ thể chuyển hóa thành nitric oxide có tác dụng giãn mạch máu và giảm huyết áp. Uống khoảng 250 ml nước ép củ dền mỗi ngày có thể giảm huyết áp tâm thu 3-10 mmHg trong vài giờ sau khi sử dụng, có lợi cho người có nguy cơ tăng huyết áp.

Nước ép củ dền, nho đỏ và các loại quả mọng chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho tim mạch. Ảnh: Bảo Trần

Nước ép củ dền, nho đỏ và các loại quả mọng chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho tim mạch. Ảnh: Bảo Trần

Nước ép cam và các loại quả họ cam quýt không chỉ giàu vitamin C mà còn chứa hesperidin - một loại flavonoid giúp cải thiện chức năng mạch máu, giảm độ cứng thành động mạch. Uống nước cam hợp lý có thể giảm nhẹ huyết áp, nhất là ở người trung niên hoặc người có yếu tố nguy cơ tim mạch cao. Tuy nhiên, nước ép cam chứa nhiều đường tự nhiên nên cần kiểm soát liều lượng để tránh tăng lượng calo không cần thiết.

Nước ép cà chua cung cấp nhiều lycopene - hợp chất chống oxy hóa quan trọng thuộc nhóm carotenoid, có tác dụng bảo vệ mạch máu, góp phần đẩy lùi các triệu chứng lão hóa thành mạch. Lycopene được hấp thụ tốt hơn từ các sản phẩm cà chua chế biến như nước ép so với cà chua tươi.

Khi sử dụng nước ép hỗ trợ sức khỏe tim mạch, bác sĩ Duy Tùng lưu ý ưu tiên nước ép tươi không thêm đường, đảm bảo giữ lại tối đa các dưỡng chất có lợi. Mỗi người chỉ nên sử dụng khoảng 125-250 ml nước ép mỗi ngày, dùng quá mức có thể bị tăng cân hoặc rối loạn đường huyết.

Không nên thay thế hoàn toàn trái cây nguyên quả trong khẩu phần ăn hằng ngày bằng nước ép. Bởi trái cây nguyên quả cung cấp thêm chất xơ có tác dụng ổn định đường huyết và cholesterol. Bổ sung hoạt chất sinh học thiên nhiên GDL-5 với thành phần policosanol còn hỗ trợ giảm LDL và tăng HDL (cholesterol xấu), điều hòa mỡ máu, kiểm soát tăng huyết áp cùng bệnh tim mạch hiệu quả hơn.

Người bệnh tim mạch nên duy trì chế độ ăn giàu rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn. Người bệnh duy trì hoạt động thể chất thường xuyên, không hút thuốc, hạn chế rượu bia, giải tỏa căng thẳng, khám sức khỏe định kỳ, tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ để nâng cao sức khỏe.

Bảo Trần

Độc giả đặt câu hỏi về dinh dưỡng tại đây để bác sĩ giải đáp