6 cách nuôi dạy để trẻ giỏi giải quyết xung đột

Admin

Trang bị cho trẻ kỹ năng thực tế để giải quyết xung đột một cách lành mạnh sẽ giúp con ứng phó với mọi tình huống, từ tranh cãi nhỏ nhặt đến những vấn đề nghiêm trọng hơn.

day tre xung dot anh 1

1. Ưu tiên xử lý cảm xúc: Xung đột thường khiến trẻ bộc lộ cảm xúc mạnh đến mức khó kiểm soát. Muốn giải quyết tận gốc vấn đề, trẻ cần bình tĩnh trước. Việc đầu tiên cha mẹ nên làm là giúp con nhận diện và gọi tên cảm xúc như tức giận, buồn bã hay xấu hổ. Con cần biết khi cảm xúc còn đang ở đỉnh điểm, việc cố gắng giải quyết vấn đề gây ra xung đột thường không hiệu quả. Thay vào đó, cha mẹ hãy dạy trẻ vài cách đơn giản để “hạ nhiệt”, như hít thở sâu, rửa mặt hoặc chơi với thú cưng. Đây là nền tảng để trẻ xử lý tình huống tốt hơn sau này.

day tre xung dot anh 2

2. Trao đổi sau xung đột: Theo CNBC Make It, những cuộc trò chuyện sau khi trẻ có hành vi không đúng mực nên được thực hiện một cách nhẹ nhàng và chỉ bắt đầu khi tất cả đã bình tĩnh. Cha mẹ có thể tiếp cận bằng cách hỏi "điều gì đã xảy ra với con?". Mỗi người sẽ lần lượt chia sẻ những gì mình đã quan sát, suy nghĩ và cảm thấy trong suốt xung đột, trong khi người còn lại lắng nghe và tìm kiếm những điểm hợp lý để đồng cảm. Mục đích chính của những cuộc trao đổi này là dạy trẻ cách nhận diện và chấp nhận những cảm xúc của bản thân.

day tre xung dot anh 3

3. Trao quyền chủ động cho con: Trong những cuộc trò chuyện sau xung đột, cha mẹ nên khuyến khích con chia sẻ trước nếu con muốn. Hành động nhỏ này giúp con lấy lại cảm giác kiểm soát sau khi vừa trải qua cơn mất bình tĩnh. Nếu áp dụng cách này, cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý rằng con có thể kể lại sự việc theo góc nhìn chủ quan, thậm chí sai lệch. Để những cuộc trò chuyện này không biến thành những cuộc tranh cãi kiểu "con nói thế này, bố/mẹ nói thế kia" không có hồi kết, phụ huynh hãy hướng con tập trung diễn tả những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân trong lúc xảy ra xung đột.

day tre xung dot anh 4

4. Tránh thiên vị: Theo Childrencentral, nếu cha mẹ luôn đứng về một phía, trẻ còn lại sẽ cảm thấy bị bất công và có thể mất niềm tin vào cha mẹ. Lâu dần, điều này ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con, hoặc mối quan hệ giữa con và bạn bè/anh chị em. Ngược lại, khi cha mẹ không thiên vị, trẻ học được rằng mọi người đều có quyền được lắng nghe. Trẻ sẽ học cách giao tiếp, thương lượng và tôn trọng quan điểm của người khác thay vì chỉ trông chờ vào sự “phân xử” từ người lớn.

day tre xung dot anh 5

5. Khuyến khích sự công bằng: Trong giao tiếp với trẻ, cha mẹ cần nhấn mạnh những lợi ích mà sự công bằng mang lại. Bên cạnh đó, hãy giúp trẻ nhận thức được giá trị của lòng tốt và tinh thần chia sẻ. Bạn cũng đừng quên dành cho trẻ những lời động viên kịp thời. Nếu cần thiết, hãy đưa ra những ví dụ cụ thể và tạo cơ hội thực tế để trẻ được chia sẻ cũng như học cách nhường nhịn nhau.

day tre xung dot anh 6

6. Dạy trẻ xin lỗi chân thành: Dù không dễ dàng, nhưng dạy trẻ nhận thức được tầm quan trọng của lời xin lỗi là cần thiết. Hãy khuyến khích trẻ nói xin lỗi khi chúng làm sai. Giải thích cho trẻ hiểu rằng lời xin lỗi có sức mạnh hàn gắn và cải thiện các mối quan hệ. Thay vì ép buộc, hãy hướng dẫn trẻ suy nghĩ và đưa ra một lời xin lỗi chân thành. Nếu trẻ còn ngại ngùng, cha mẹ có thể gợi ý con viết ra những điều muốn nói trước, hoặc thậm chí bày tỏ sự hối lỗi qua một bức thư.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.