10 sai lầm nuôi dạy con lặp lại qua các thế hệ

Admin

Theo Bright Side, trải nghiệm tuổi thơ có thể ảnh hưởng đến cách phụ huynh nuôi dạy con cái. Tuy nhiên, không phải tất cả ảnh hưởng này đều tích cực.

sai lam nuoi day con anh 1

1. Phân vai ác vai hiền: Nếu bạn lớn lên trong một gia đình có một người mẹ nghiêm khắc nhưng bố lại dễ dãi, bạn có thể vô tình lặp lại mô hình này trong cách nuôi dạy con của mình. Tuy nhiên, điều này gây khó khăn cho cả phụ huynh lẫn trẻ, khiến cha/mẹ nghiêm khắc trông "xấu" trong mắt con. Vì vậy, thay vì phân chia vai trò rõ ràng, cả hai người nên thống nhất cách thức nuôi dạy con để tạo ra một môi trường nuôi dưỡng cân bằng và hiệu quả. Ảnh: Freepik.

sai lam nuoi day con anh 2

2. Áp đặt mình lên con: Đôi khi, cha mẹ áp đặt những nỗi sợ hãi, ước mơ và hoài bão thời thơ ấu của mình lên con cái. Họ có thể mong đợi con cái theo đuổi những đam mê của mình thay vì khám phá và phát triển những đam mê riêng. Điều này đồng nghĩa với việc cha mẹ khó nhìn nhận con cái là những cá nhân độc lập với nhu cầu và ước mơ riêng. Để tránh điều này, cha mẹ nên tôn trọng sự độc lập và cá tính của con, đồng thời hỗ trợ con phát triển theo những cách riêng của mình. Ảnh: Freepik.

sai lam nuoi day con anh 3

3. Bắt chước: Nhiều người lớn nhận ra rằng họ có xu hướng hành xử với con giống như cha mẹ của mình, đặc biệt trong những tình huống tương tự. Họ có thể vô tình lặp lại những hành vi tiêu cực mà họ đã trải nghiệm khi còn nhỏ, như sử dụng những lời nói khắc nghiệt hoặc hình phạt thể xác. Tuy nhiên, không phải phụ huynh cứ học hỏi được từ cha mẹ tức là họ nên áp dụng cách dạy con đó cho con cái. Bạn cần nhận ra những hành vi tiêu cực và cố gắng thay đổi chúng. Ảnh: Freepik.

sai lam nuoi day con anh 4

4. Bù đắp quá mức: Cha mẹ có thể phản ứng với những trải nghiệm tiêu cực trong tuổi thơ bằng cách cố gắng bù đắp lại cho con. Ví dụ, cha mẹ có tuổi thơ thiếu thốn vật chất sẽ cố gắng bù đắp bằng cách đáp ứng mọi thứ con muốn. Tuy nhiên, việc này có thể khiến bạn trở nên quá nuông chiều con cái, làm mờ đi những nhu cầu và giá trị thực sự của hiện tại, thay vào đó là tập trung vào những điều đã xảy ra trong quá khứ. Ảnh: Freepik.

sai lam nuoi day con anh 5

5. Phản ứng thái quá: Nhiều cha mẹ phản ứng quá mức đối với hành vi của con cái vì nó gợi nhớ đến những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ của họ. Để tránh phản ứng tiêu cực, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân sâu xa và kiểm soát cảm xúc của mình, thay vì chỉ đơn giản là nổi nóng. Ảnh: Freepik.

sai lam nuoi day con anh 6

6. Lặp lại trải nghiệm: Nhiều cha mẹ có xu hướng lặp lại những mô hình nuôi dạy mà họ đã trải nghiệm trong quá khứ, ngay cả khi họ biết rằng đó không phải là cách tốt nhất. Ví dụ, nếu bạn lớn lên trong một gia đình không khuyến khích việc thảo luận về vấn đề, bạn có thể vô thức lặp lại mô hình này trong gia đình của mình. Để tránh lặp lại những sai lầm, bạn cần nhận thức được những mô hình tiêu cực và cố gắng thay đổi chúng. Ảnh: Freepik.

sai lam nuoi day con anh 7

7. Ép con tham gia nhiều hoạt động: Nhiều cha mẹ, đặc biệt là những người từng trải qua áp lực học tập khi còn nhỏ, có xu hướng ép buộc con cái tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa. Tuy nhiên, điều này cũng có thể khiến trẻ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi và mất đi thời gian nghỉ ngơi, cùng với đó là giảm thời gian giữa cha mẹ và con cái. Vì vậy, cha mẹ nên chọn những hoạt động phù hợp với sở thích của trẻ và đảm bảo rằng chúng có đủ thời gian để nghỉ ngơi và chơi tự do. Ảnh: Freepik.

sai lam nuoi day con anh 8

8. Kỳ vọng quá cao: Nếu phụ huynh lớn lên trong một gia đình đòi hỏi sự hoàn hảo, họ có thể mong đợi điều tương tự từ con cái của mình. Không có gì sai khi muốn con mình thành công và mơ ước lớn, nhưng kỳ vọng quá nhiều có thể dẫn đến một số vấn đề.

Những người được nuôi dưỡng bởi cha mẹ cầu toàn thường che giấu cảm xúc của họ, không thể xử lý tốt khi được góp ý, hoặc trở thành những người làm hài lòng mọi người. Đó là lý do cha mẹ nên tránh kỳ vọng sự hoàn hảo và cố gắng nuôi dưỡng sự tự tin lành mạnh ở trẻ bằng cách đặt ra những kỳ vọng thực tế. Ảnh: Freepik.

sai lam nuoi day con anh 9

9. Chịu ảnh hưởng từ suy nghĩ tiêu cực: Những cảm xúc tiêu cực từ tuổi thơ, như cảm giác không đủ tốt hoặc bị bỏ rơi, có thể ảnh hưởng đến cách phụ huynh nhìn nhận bản thân và cách họ tương tác với con cái. Ví dụ, những suy nghĩ tiêu cực như "Tôi là một người cha/mẹ tồi tệ" hoặc "Con tôi không thích tôi" có thể làm giảm sự tự tin và khả năng nuôi dạy con hiệu quả. Để trở thành người cha/mẹ tốt, phụ huynh cần vượt qua những ám ảnh từ quá khứ và tin tưởng vào khả năng của mình. Ảnh: Freepik.

sai lam nuoi day con anh 10

10. Hy sinh tất cả vì gia đình: Nhiều người lớn lên trong gia đình mà cha/mẹ luôn đặt nhu cầu của con cái hoặc vợ/chồng lên hàng đầu, bỏ qua nhu cầu của bản thân. Tuy nhiên, việc tự chăm sóc bản thân rất quan trọng. Họ cần tôn trọng cảm xúc của mình. Thay vì giấu cảm xúc tiêu cực, cha mẹ nên chia sẻ với con cái, người thân để cả nhà hiểu và đồng cảm. Ảnh: Freepik.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.