Sàng lọc, phát hiện ung thư sớm rất quan trọng
Ngày 24/8, thông tin từ
Hội nghị thu hút nhiều đại biểu về tham dự.
Đặc biệt, hội nghị có sự tham dự của GS.BS Nguyễn Chấn Hùng, nguyên Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, nguyên Giám đốc bệnh viện Ung bướu Tp.Hồ Chí Minh là người có nhiều công sức trong xây dựng mạng lưới phòng chống ung thư tại Việt Nam.
GS.BS Nguyễn Chấn Hùng nổi tiếng với câu nói “ung thư biết sớm, trị lành” và đã được ông ông dùng để đặt tên cho cuốn sách viết về ung thư.
Phát biểu tại hội nghị lần này, GS.BS Nguyễn Chấn Hùng nhấn mạnh, qua các hội thảo, ghi nhận và quản lý bệnh đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực phòng chống ung thư.
Ông nói về Bệnh viện Trung ương Huế tri ân những người “làm dâu trăm họ” ngành y
Hay cuốn sách “Ung thư biết sớm, trị lành” nhằm nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc sàng lọc, phát hiện bệnh sớm. Đây cũng là khuyến cáo chuyên gia đầu ngành nhắc nhở người dân quan tâm đến khám sức khỏe định kỳ, một biện pháp ngăn ngừa, phòng bệnh hiệu quả hiện nay.
Người mắc ung thu ngày càng tăng, xu hướng trẻ hoá
Theo báo cáo tại hội nghị, kết quả từ cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế - Globocan với số liệu mới nhất là Globocan 2022 (công bố vào năm 2023), thì có khoảng 20 triệu ca ung thư được chẩn đoán trên toàn thế giới, tăng so với 18 triệu ca năm 2020.
Tại Việt Nam, gánh nặng ung thư ước tính đã tăng gấp 3 lần sau 30 năm, bệnh nhân ung thư đang có xu hướng trẻ hóa. Globocan 2022 công bố tỉ lệ mắc mới ung thư nước ta xếp thứ 90/185 quốc gia và tỉ lệ tử vong do ung thư xếp thứ 50/185 quốc gia. Ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư. Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư. Việt Nam có hơn 350.000 người sống chung với ung thư. Tại một nghiên cứu của bệnh viện Trung ương Huế về các ung thư vùng đầu - cổ được chẩn đoán ở giai đoạn 2010-2020, tỉ lệ bệnh nhân trẻ dưới 40 tuổi là 11,2%, tăng gần gấp đôi so với số liệu 10 năm trước đó.
Theo một khảo sát mới đây của Hội Ung thư Việt Nam, 5 loại ung thư đang dẫn đầu là vú, gan, phổi, dạ dày và trực tràng. Riêng ung thư vú có thể phát hiện sớm, tỉ lệ chữa khỏi cao hơn 4 loại còn lại. Ở nam giới, số ca mắc ung thư gan dẫn đầu; ở nữ giới, số ca mắc ung thư vú cao nhất rồi mới đến các loại ung thư khác.
Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có tỉ lệ người bị ung thư gan cao nhất; trong khi trước đây, số ca ung thư tử cung nhiều nhất, tiếp đến là ung thư gan, phổi, vú, dạ dày... Một số chuyên gia cho rằng nguyên nhân ung thư gan ở nam giới cao hơn nữ giới là do việc tiêu thụ nhiều rượu bia, thuốc lá, lối sống kém lành mạnh...
Hội nghị lần này bước qua năm thứ 12 tổ chức thường niên, tiếp tục được đánh giá cao về tính chuyên nghiệp và chất lượng khoa học. Ngoài chương trình tập huấn điều trị ung thư đa chuyên khoa truyền thống, tập trung vào những chủ đề đáng quan tâm, năm nay hội nghị còn có phiên CME “Những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị ung thư” do Liên chi hội thầy thuốc trẻ Việt Nam chuyên ngành ung bướu (Vietnam Young Physicians’ Association for Cancer (VYPAO) phối hợp tổ chức, đã cung cấp những cập nhật của ASCO 2024, ESMO 2024 trong chẩn đoán và điều trị ung thư. Trong khuôn khổ hội nghị còn diễn ra lớp đào tạo thực hành ung thư Nhi, Khóa đào tạo về chăm sóc giảm nhẹ ở bệnh nhân người lớn và chăm sóc giảm nhẹ ở bệnh nhi ung thư, nhằm khẳng định vai trò ngày càng lớn của chuyên ngành chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân nói chung và bệnh nhân ung thư nói riêng.
Link nội dung: https://phunuvathoidaivn.com/ung-thu-biet-som-tri-lanh-a96988.html