Singapore, Thái Lan, Lào, Campuchia và Brunei là 5 nước trong khối ASEAN hiện áp dụng lệnh cấm đối với thuốc lá thế hệ mới (TLTHM), gồm thuốc lá làm nóng (TLLN) và thuốc lá điện tử (TLĐT). Còn lại, các quốc gia có bối cảnh kinh tế tương tự Việt Nam như Malaysia, Indonesia, Philippines đều cung cấp hợp pháp TLLN.
Tuy nhiên, gần đây Thái Lan đang có động thái hướng tới việc quản lý các mặt hàng này sau khi đánh giá lại hiệu quả thực tiễn sau 10 áp dụng lệnh cấm TLTHM.
Thực tiễn đối lập trong kiểm soát TLTHM giữa Thái Lan và Philippines
Trong khoảng 2004 - 2005, Việt Nam, Thái Lan và Philippines là các quốc gia ASEAN đầu tiên tham gia Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá (FCTC) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Trong vấn đề quản lý TLLN và các sản phẩm TLTHM khác, cả 3 nước đều có các hướng tiếp cận không giống nhau, dẫn đến các kết quả khác biệt sau một thập kỷ thực hiện.
Tại Thái Lan, lệnh cấm TLTHM được ban hành từ năm 2014. Mức phạt áp dụng cho các hành vi vi phạm liên quan đến TLTHM từ 500.000 baht (trên 300 triệu đồng) đến 10 năm tù, hoặc vừa phạt tiền vừa phạt tù.
Với mức phạt nặng như trên, Chính phủ nước này kỳ vọng đạt được kết quả tích cực trong việc ngăn chặn sự hiện diện của TLĐT, TLLN. Song, thực tế chỉ ra, số người sử dụng TLĐT, đặc biệt là giới trẻ không hề giảm, và kéo theo sự gia tăng nạn buôn bán trái phép, nhập lậu TLĐT và các hành vi phạm tội liên quan đến quan chức chính phủ như tham những, hối lộ.
Do đó, tháng 09/2023, Quốc Hội Thái Lan đã thành lập Ủy ban Đặc biệt để xem xét mức độ hiệu quả của lệnh cấm với TLTHM và mới đây đã đề xuất 3 phương án: Quản lý riêng TLLN; Quản lý cả TLLN và TLĐT; hoặc sửa đổi tất cả luật và văn bản dưới luật liên quan để hình sự hóa việc sử dụng TLĐT.
Dự kiến trong năm nay, Quốc hội Thái Lan sẽ thông qua đề xuất này. Tuy nhiên, Ủy ban này cũng đồng thời sẽ có chuyến công tác tại Trung Quốc, quốc gia đã hợp pháp hóa TLĐT để học tập kinh nghiệm quản lý.
Điều này khiến cho các chuyên gia dự đoán quốc gia này có khả năng quản lý hơn là tiếp tục áp đặt lệnh cấm, vốn đã chứng minh là thất bại.
Uỷ ban Đặc biệt của Thái Lan đề xuất 3 phương án quản lý TLTHM sau khi cấm không hiệu quả (Nguồn: Quốc hội Thái Lan).
Trong khi đó, Philippines đã thông qua Luật quản lý TLLN, TLĐT cùng các điều luật chặt chẽ bảo vệ thanh thiếu niên từ năm 2022. Theo đó, TLLN thuộc nhóm "thuốc lá không khói", với mức thuế chỉ bằng một nửa đối với thuốc lá điếu.
Tháng 2/2024, tại Hội nghị Các bên tham gia FCTC lần thứ 10 (COP10), đại diện Philippines báo cáo, quốc gia này đã thu về hơn 3 triệu đô-la Mỹ từ thuế của cả thuốc lá điếu và TLTHM, dùng để tái đầu tư cho các chính sách công phục hồi sau đại dịch.
Khác với Philippines và Thái Lan, Việt Nam hiện là quốc gia duy nhất trong khối ASEAN chưa có hành lang pháp lý đối với TLLN và các sản phẩm TLTHM khác. Do vậy, trong suốt gần 1 thập kỷ qua, các cơ quan chức năng ban ngành đối phó với tình trạng buôn lậu ngày càng leo thang trong khi các bộ ngành vẫn đang chưa thống nhất được quan điểm quản lý.
Dưới góc độ chuyên môn, các chuyên gia cho rằng việc TLTHM tại Việt Nam phổ biến nhưng lại chưa có hàng rào pháp lý không khác gì lệnh cấm. Mặc dù vấn đề này chính phủ đã quan tâm và chỉ đạo từ năm 2017.
Quản lý thuốc lá làm nóng: Không đi ngược lại khuyến nghị của WHO
Từ Kỳ họp Hội nghị Các bên lần thứ 8 (COP8), TLLN đã được xác định là thuốc lá, theo đó WHO khuyến nghị các nước quản lý theo luật kiểm soát thuốc lá của quốc gia.
Làm rõ hơn về khuyến nghị này, tại tọa đàm "Nghiên cứu khoa học về giải pháp không khói để hỗ trợ quản lý thuốc lá" ngày 1/8 vừa qua, ông Lê Thành Hưng - Trưởng phòng Tiêu chuẩn chất lượng nông nghiệp thực phẩm, Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ đã nhấn mạnh việc cần hiểu rõ quan điểm này của WHO trên toàn cầu đối với các sản phẩm TLLN, TLTHM để tránh những hiểu lầm đáng tiếc, cực đoan.
Theo đó, TLLN là sản phẩm thuốc lá nên WHO khuyến cáo cần thận trọng trong việc quản lý.
Thuốc lá điếu truyền thống được quản lý như thế nào thì WHO khuyến cáo các nước thành viên FCTC cũng quản lý TLLN chặt chẽ giống như vậy."
Theo báo cáo gần nhất của WHO, hiện đã có hơn 175 quốc gia không cấm TLLN, theo báo cáo mới nhất của tổ chức này mặc dù tại bất kỳ quốc gia nào WHO đều luôn kêu gọi chính phủ các nước thận trọng với TLTHM, không chỉ có Việt Nam.
Điều này đồng nghĩa, nếu Việt Nam quản lý TLLN cũng không đi ngược lại với khuyến nghị của WHO và các hiệp ước mà Việt Nam ký kết.
Đối với chuyển động quốc tế, đã có không ít quốc gia đảo ngược lệnh cấm để hợp pháp hóa TLLN, như Uruguay (2021) hay Đài Loan (2023)...
Đáng chú ý, trong tháng 5 vừa qua, sau nhiều năm cấm sử dụng, nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm TLLN, Tòa án Tối cao của Panama tuyên bố, theo Luật 315, lệnh cấm TLLN là vi hiến. Đây cũng là động thái mở ra khả năng Panama sẽ hợp pháp hóa các mặt hàng này trong thời gian tới.
Như vậy, tính cho đến nay Việt Nam sẽ là quốc gia có lợi thế trong việc đưa ra quyết định đối với các sản phẩm TLTHM. Bởi, trong khu vực đã có những bức tranh tương phản trong việc cấm hay quản lý cùng với các kết quả đi kèm.
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, 10 năm Thái Lan áp dụng lệnh cấm là một bài học thực tiễn mà các quốc gia đi sau như Việt Nam cần phải cân nhắc để tránh đi vào vết xe đổ.
Trong khi đó, xét đến yếu tố nội lực, các đại biểu, đại diện bộ ngành khẳng định về sức mạnh kiểm soát mọi sản phẩm thuốc lá của Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá 2012, trong đó bao gồm định nghĩa thế nào là sản phẩm thuốc lá, cũng như các điều luật giúp ngăn chặn giới trẻ. Vấn đề quan trọng là làm thế nào để thực thi luật hiệu quả, thay vì cho rằng Việt Nam còn nhiều hạn chế nên cần cấm TLTHM.
Mời quý độc giả đón theo dõi Kỳ 4 – Đánh giá về tiềm lực của Việt Nam trong việc kiểm soát thuốc lá thế hệ mới.
Link nội dung: https://phunuvathoidaivn.com/ky-3-viet-nam-chua-co-khung-phap-ly-cho-thuoc-la-the-he-moi-a96978.html