7 kiểu nuôi dạy con độc hại

Nếu một phụ huynh liên tục có những hành vi tiêu cực và những sai lầm này trở thành thói quen, điều này dần khiến việc nuôi dạy con cái trở nên độc hại, theo Parenting Clan.

nuoi day con anh 1

1. Không chú ý tới con cái: Đây là một đặc điểm phổ biến của việc nuôi dạy con độc hại. Xa cách, bỏ mặc trẻ, không chơi với chúng và không quan tâm đến sở thích của chúng không phải là cách nuôi dạy con tốt. Thậm chí, một số trẻ em được giao phó hoàn toàn cho người giúp việc. Trong trường hợp tồi tệ nhất, nhiều trẻ bị người lạ bị lạm dụng về thể chất, tinh thần mà cha mẹ không bao giờ biết. Ảnh: Shutterstock.

nuoi day con anh 2

2. Chê bai, nhận xét tiêu cực về trẻ: Nhiều bậc phụ huynh mong đợi con luôn đạt điểm cao nhất, cư xử ngoan nhất. Khi trẻ không đạt được những mục tiêu do cha mẹ tự đặt ra, chúng bị tổn thương về mặt cảm xúc thông qua những lời nhận xét chê bai, khinh thường. Cha mẹ độc hại nghĩ rằng đưa ra những nhận xét tiêu cực sẽ thúc đẩy trẻ, nhưng thực tế thì ngược lại. Trẻ dần bị mất tinh thần và lớn lên mà không có lòng tự trọng hay tự tin. Những nhận xét và sự khinh thường tiêu cực khiến trẻ cảm thấy xấu hổ về bản thân và có thể phá hủy cuộc đời của chúng. Ảnh: Parenting Clan.

nuoi day con anh 3

3. Đổ lỗi cho trẻ vì sai lầm của người lớn: Một số bậc phụ huynh có xu hướng đổ lỗi mọi thứ cho con cái. Điều này trở nên tồi tệ khi trẻ em bắt đầu nghĩ rằng chúng chịu trách nhiệm cho hành vi hoặc thói quen xấu của cha mẹ. Chúng phải chịu đựng, hành động như người lớn và đánh mất tuổi thơ của mình. Đây là một ví dụ về cách nuôi dạy con sai lầm mà cha mẹ nên tránh bằng mọi giá. Ảnh: Parenting Clan.

nuoi day con anh 4

4. Né tránh việc giáo dục giới tính: Cha mẹ có nhiều lý do để tránh nói chuyện thẳng thắn với con cái về các chủ đề như tình dục. Họ tin rằng nói về chủ đề này sẽ làm hỏng chúng. Tuy nhiên, không nói về điều này thực sự có hại cho trẻ em. Theo các nghiên cứu, thanh thiếu niên có cha mẹ không nói về chủ đề này thường không biết về các biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục. Ảnh: Wealthysinglemommy.

nuoi day con anh 5

5. Cư xử không đúng mực: Con cái học từ cha mẹ. Một số phụ huynh mong đợi những hành vi tốt nhất từ trẻ, nhưng chính họ lại cãi nhau, gây hấn, la hét, chửi thề, hút thuốc...

Dạy một điều và cư xử hoàn toàn trái ngược đồng nghĩa với việc cha mẹ đang gửi thông điệp mâu thuẫn đến trẻ em, khiến chúng coi nhẹ những điều chúng được yêu cầu làm. Ảnh: Wealthysinglemommy.

nuoi day con anh 6

6. Tấn công lòng tự trọng của trẻ: Trẻ em cũng có lòng tự trọng và chúng dễ bị tổn thương. Cha mẹ độc hại sử dụng những thất bại và khuyết điểm của con cái để hạ thấp lòng tự trọng của chúng, kiểm soát và thao túng chúng. Họ làm cho trẻ cảm thấy xấu hổ, tìm ra những khuyết điểm ngay cả khi không có. Ảnh: Wealthysinglemommy.

nuoi day con anh 7

7. Trẻ thực hiện ước mơ của cha mẹ: Những bậc phụ huynh không thể đạt được tham vọng của mình buộc con cái trở thành người xuất sắc và thực hiện ước mơ của họ, bất chấp điều này có thể đi ngược lại với tài năng và sở thích tự nhiên của trẻ. Cha mẹ độc hại ép buộc con cái lựa chọn nghề nghiệp, khiến chúng từ bỏ con đường mà chúng cảm thấy có năng khiếu, đam mê và kết nối tự nhiên. Ảnh: Pexels.

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.

Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.

TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.

Link nội dung: https://phunuvathoidaivn.com/7-kieu-nuoi-day-con-doc-hai-a95889.html