'Chiếc máy rút tiền trên sông' gây bối rối

Một chiếc máy rút tiền bên hông cây cầu Sonning Bridge bắc ngang qua sông Thames ở Sonning, Berkshire (Vương quốc Anh) là tác phẩm mới nhất của nghệ sĩ Impro.

may rut tien anh 1

Tác phẩm mới nhất của nghệ sĩ Impro. Ảnh: BBC.

Một chiếc điện thoại, một hộp thư, một cánh cửa - nghệ sĩ Impro đã biến cây cầu Sonning Bridge của Berkshire (Vương quốc Anh) thành tấm “toan vẽ” của mình trong nhiều năm qua.

Và sáng tạo gây chú ý mới nhất của nghệ sĩ nghệ thuật sắp đặt này vừa lộ diện.

Một chiếc máy rút tiền được trang trí bằng logo của Impro Solutions xuất hiện ở nơi khiến không ít người bối rối: bên hông cây cầu Sonning Bridge.

Ngoài điện thoại, hộp thư và cánh cửa, tác phẩm của Impro còn có một chiếc ghim lớn trên Google Maps tại Vòng xoay Playhatch.

Về chiếc máy rút tiền trên cầu Sonning Bridge, Impro nói: "Các ngân hàng đã đáp lại các khiếu nại về việc đóng cửa chi nhánh và khả năng tiếp cận bằng cách mở các điểm rút tiền trên cầu qua sông cho người chèo thuyền trong vòng vài phút sau khi Keir Starmer (Tân Thủ tướng Anh) bước vào số 10 Phố Downing.

“Chiếc đầu tiên ở cầu Sonning Bridge”.

may rut tien anh 2

Chiếc máy rút tiền có logo Impro Solutions. Ảnh: BBC.

Cho tới nay, có rất ít thông tin cá nhân về Impro, ngoài việc nghệ sĩ này sống ở Oxfordshire.

Trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi với BBC vào năm 2014, Impro cho biết nghệ thuật của anh được lấy cảm hứng từ niềm tin rằng mọi người được khuyến khích coi trọng cuộc sống "bất chấp thực tế là nó vô lý và bi thảm".

Tác phẩm hộp thư của ông đã thu hút sự chú ý của quốc tế khi lọt vào mắt xanh của “dị nhân lừng danh” Uri Geller - người có khả năng bẻ cong thìa, iPhone 6, làm chệch kim la bàn chỉ bằng ý nghĩ.

"Tôi chưa bao giờ thấy điều gì như thế này ở bất cứ đâu trên thế giới. Đây là một điều mới mẻ đối với tôi", ông Geller nói.

may rut tien anh 3

Uri Geller tỏ ra bối rối về tác phẩm nghệ thuật sắp đặt hộp thư trên cầu. Ảnh: BBC.

Niềm vui và nỗi buồn của công việc

Tập truyện ngắn của nữ tác giả Jang Ryu Jin mang đến cái nhìn khác về cuộc sống của tầng lớp thanh niên ở Hàn Quốc. Chúng ta thường quen với hình ảnh những nam thanh nữ tú, chỉn chu trong bộ trang phục công sở, làm việc trong những cao ốc văn phòng sang trọng. Thực tế, áp lực công việc và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, khiến nhiều người trẻ không còn thiết tha với tình yêu, chuyện kết hôn hay sinh con. Các nhân vật của Jang Ryu Jin đều là những thanh niên bình thường mà người ta có thể gặp ở bất cứ đâu. Mỗi câu chuyện là một mảng màu sáng-tối đan xen, tạo nên bức tranh đa chiều về những khó khăn của người trẻ trong xã hội hiện đại.

Link nội dung: https://phunuvathoidaivn.com/chiec-may-rut-tien-tren-song-gay-boi-roi-a92405.html