Báu vật quý hiếm lại xuất hiện ở láng giềng Việt Nam khiến Nhật, Đức muốn đổi công nghệ lõi để mua hàng nhưng đều bị từ chối

Báu vật quý hiếm xuất hiện ở Trung Quốc khiến nhiều nước khao khát có được.

Trong xã hội hiện đại, sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ đã trở thành con đường duy nhất để tạo sự phát triển bền vững cho quốc gia. Cùng với đó, sự phát triển của mỗi quốc gia đều cần đến hỗ trợ của các nguồn tài nguyên thiên nhiên như năng lượng và khoáng sản quý hiếm.

Trong những năm gần đây, các nước trên thế giới đã bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của một số khoáng sản quý hiếm trong sản xuất công nghệ cao. Trong số đó, báu vật rhenium là một kim loại quan trọng không thể thiếu trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, năng lượng và điện tử. Tài nguyên này đang nhận được sự chú ý từ nhiều quốc gia.

Báu vật Rhenium nằm sâu trong lớp vỏ trái đất và khó phát hiện. Rhenium có đặc tính chống ăn mòn mạnh ở nhiệt độ cao và dẫn điện tốt, là nguyên liệu chính để chế tạo động cơ phản lực, phục vụ ngành công nghiệp hàng không vũ trụ.

Trung Quốc đã phát hiện thêm trữ lượng báu vật rhenium lớn ở phía tây bắc. Điều này có nghĩa là trữ lượng báu vật rhenium của Trung Quốc sẽ tăng lên rất nhiều và có thể hỗ trợ sự phát triển của ngành công nghiệp động cơ hàng không vũ trụ. Một số chuyên gia cho rằng, phát hiện này sẽ làm giảm đáng kể sự phụ thuộc vào rhenium nhập khẩu.

Trung Quốc đã phải sử dụng hàng loạt công nghệ tiên tiến nhất để thăm dò mới phát hiện ra báu vật rhenium quý hiếm này. Cụ thể, Trung Quốc đã sử dụng sử dụng máy ứng dụng trí tuệ nhân tạo, máy này tự động xử lý hầu hết tất cả dữ liệu thô được thu thập bởi vệ tinh và các phương tiện khác để tìm kiếm các mỏ quặng.

Các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm trọng điểm về địa chất và tài nguyên khoáng sản tại Đại học Khoa học địa chất Trung Quốc cho biết, độ chính xác của máy đã đạt tới 96%.

Bên cạnh đó, việc tìm kiếm các mẫu trong các tập dữ liệu khác nhau là một thách thức đối với trí tuệ nhân tạo, nhưng các nhà nghiên cứu đã dạy máy móc sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau như chuẩn hóa dữ liệu, lựa chọn tính năng và tổng hợp dữ liệu có thể khắc phục những hạn chế. Qua đó, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy khả năng tự tối ưu hóa nhanh chóng của các mô hình trí tuệ nhân tạo và có tỷ lệ chính xác gần như tuyệt đối.

Nhận thức được nguồn cung báu vật rhenium khan hiếm, các nước phương Tây bắt đầu tìm kiếm cơ hội hợp tác, hy vọng thực hiện trao đổi và hợp tác kỹ thuật với Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia có trữ lượng báu vật rhenium dồi dào đủ để đảm bảo nguồn cung ổn định cho sự phát triển công nghệ trong tương lai.

Khi Trung Quốc công bố trữ lượng rhenium khổng lồ của mình, nhiều nước phương Tây đã cử phái đoàn sang Trung Quốc với hy vọng tìm hiểu cơ hội hợp tác trong lĩnh vực khoáng sản quý hiếm. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là Trung Quốc vẫn không lay chuyển trước những đề xuất hợp tác này và từ chối mọi hình thức trao đổi, hợp tác công nghệ.

Ngay cả Nhật, Đức… cũng đã muốn trao đổi công nghệ để mua hàng này của Trung Quốc nhưng đều bị từ chối. Trên thực tế, Trung Quốc hiện có nhiều công nghệ tiến tiến bậc nhất thế giới không chỉ trong khai thác tài nguyên mà còn nhiều lĩnh vực khác.

Câu chuyện về quặng rhenium không chỉ giới hạn ở Trung Quốc, trong các ngành công nghiệp khác nhau trên thế giới, nguồn cung rhenium ngày càng trở nên khan hiếm. Báu vật rhenium được nhận định là trung tâm của ngành hàng không vũ trụ và là một phần quan trọng của ngành năng lượng.

Việc sử dụng rhenium không chỉ giới hạn trong ngành hàng không mà còn là nguồn nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp, y tế, môi trường, năng lượng…

Mặc dù có nhiều quốc gia sẵn sàng trao đổi công nghệ lõi với Trung Quốc để được mua nguồn tài nguyên hiếm này nhưng Trung Quốc luôn khẳng định tiềm năng về công nghệ của mình không kém bất kỳ quốc gia nào nên không cần thiết phải trao đổi. Hiện nay, Trung Quốc bắt đầu xây dựng các chính sách nghiêm ngặt hơn để bảo vệ nguồn báu vật quý hiếm rhenium.

Link nội dung: https://phunuvathoidaivn.com/bau-vat-quy-hiem-lai-xuat-hien-o-lang-gieng-viet-nam-khien-nhat-duc-muon-doi-cong-nghe-loi-de-mua-hang-nhung-deu-bi-tu-choi-a61555.html