Lạ lùng một quốc gia phạt 10.000 USD với người sử dụng WiFi không mật khẩu của người khác

Một quốc gia tại khu vực Đông Nam Á có rất nhiều WiFi không mật khẩu, nhưng nếu vô tư đăng nhập và sử dụng, người dùng có thể bị phạt 10.000 USD.

Cụ thể, khi du lịch tại Singapore, khách du lịch sẽ bắt gặp rất nhiều WiFi miễn phí. Tuy nhiên, tại quốc gia này, việc tùy ý kết nối với WiFi của người khác được coi là hack, ngay cả khi bên kia chưa đặt mật khẩu. Theo Đạo luật lạm dụng máy tính và an ninh mạng của Singapore, những hành vi như vậy có thể bị phạt 10.000 USD hoặc tối đa 3 năm tù.

Tuy nhiên, chỉ có các trường hợp sử dụng "WiFi không đặt mật khẩu" của người khác khi chưa được phép mới bị xử phạt. Nếu đi tới các trung tâm thương mại, sân bay, ga tàu, bảo tàng… có hệ thống WiFi công cộng của nơi đó, người dùng vẫn có thể truy cập và sử dụng.

Trên thực tế, không chỉ ở Singapore, theo AtlasVPN, những người sử dụng WiFi không mật khẩu của người khác ở Anh, Ý, Hồng Kông hay Canada đều có thể bị xử phạt, tùy thuộc vào quy định mỗi nước và vùng lãnh thổ.

Đối với những người thường xuyên cần dùng tới kết nối mạng, nhưng lại không hay đăng ký mạng, việc sử dụng những kết nối mạng WiFi công cộng lại khá hữu dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng WiFi công cộng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Cụ thể, WiFi công cộng có thể khiến người dùng bị rò rỉ dữ liệu các nhân. Tội phạm mạng có thể tấn công mạng lưới WiFi công cộng mà các thiết bị đang kết nối. Tội phạm mạng sẽ khai thác thông tin cá nhân của người dùng đang truy cập vào kết nối mạng wifi công cộng để ăn cắp các dữ liệu về tài khoản ngân hàng trực tuyến, hay dịch vụ tài chính, nhằm mục đích trộm cắp tài sản và tống tiền người dùng bằng cách trao đổi dữ liệu cá nhân.

Bên cạnh đó, WiFi công cộng có thể phát tán phần mềm độc hại. Tội phạm mạng thường thích tấn công vào những mạng được nhiều người truy cập. Từ đó, chúng có thể khai thác được nhiều thông tin người dùng hơn. Bằng phương thức gửi các phần mềm độc hại và virus qua mạng wifi công cộng. Những người dùng mạng sẽ không hề biết và tự động tải xuống thiết bị của mình những phần mềm độc hại đó.

Theo đó, người dùng nên tìm hiểu nguồn gốc của mạng WiFi công cộng mà mình kết nối và sử dụng giao thức HTTPS với những trang có cung cấp. Những trang website có địa chỉ bắt đầu bằng https:// là những đường link được bảo mật tốt hơn các trang http thông thường. Bởi các kết nối này đã được mã hóa và chèn thêm một lớp bảo vệ tốt hơn và khó xâm nhập hơn là những kết nối mạng thông thường.

Nguồn: Sohu

Link nội dung: https://phunuvathoidaivn.com/la-lung-mot-quoc-gia-phat-10000-usd-voi-nguoi-su-dung-wifi-khong-mat-khau-cua-nguoi-khac-a57045.html