Nền tảng được kỳ vọng sẽ tương tác hiệu quả, mở rộng kết nối và minh bạch hơn trong phát triển xã hội số, kinh tế số của thành phố biển. Đây cũng là bước đi đột phá, mở ra cánh cửa tương lai, là điểm sáng của phát triển công nghệ và chuyển đổi số trong khu vực.
Phóng viên VOV có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Quanh Thanh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng.
PV: Thưa ông, Blockchain có thể không mới đối với các nước trên thế giới, nhưng với Việt Nam thì vấn đề này còn khá mới mẻ. Vậy, cơ sở nào để Đà Nẵng đưa ra ý tưởng cho việc xây dựng blockchain riêng cho thành phố?
Ông Nguyễn Quang Thanh: Cả thế giới cũng như Việt Nam, liên quan đến lý thuyết, các nền tảng về toán học thì Blockchain không phải là mới. Những vấn đề liên quan hệ thống tính toán phân tán cũng không mới. Vấn đề mới ở đây là đặt nền tảng dựa trên nền tảng Blockchain, dựa trên các thuật toán liên quan vấn đề toán học thì đặt Blockchain cho miền ứng dụng nào. Đó mới là vấn đề các tổ chức nghiên cứu về khoa học công nghệ, các doanh nghiệp, tổ chức khác xem đó mới là quan trọng.
Việc đưa vào ứng dụng Blockchain cho doanh nghiệp được phát triển tương đối mạnh mẽ hơn đối với các cơ quan nhà nước. Tất nhiên sẽ còn liên quan vấn đề thể chế, về pháp luật, liên quan đến miền ứng dụng như thế nào.
Ở các quốc gia người ta cũng có sự cân nhắc cụ thể. Song cũng phải nhìn nhận là, hiện nay các doanh nghiệp đã nhanh chóng đưa Blockchain vào ứng dụng. Trong đó đặt 1 số ứng dụng như Play To Earn, tức là Game FI, game nhưng có một số ứng dụng về mặt tài chính hay như một số ứng dụng trong ngân hàng như covengking được ứng dụng rất nhiều đối với Blockchain.
Đối với cơ quan quản lý nhà nước, nó cũng đang là một trong những nhu cầu hết sức lớn nhưng nó phụ thuộc rất nhiều vào những chính sách.
PV: Đà Nẵng là một trong những địa phương đầu tiên mà Kardia Labs quyết định hợp tác, triển khai nền tảng blockchain riêng. Vậy, theo đánh giá của Kardia Labs điều thuận lợi cũng như khó khăn ở Đà Nẵng trong việc triển khai blockchain là gì?
Ông Nguyễn Quang Thanh: Đà Nẵng cũng không phải là một ngoại lệ cho triển khai Blockchain. Do vậy thành phố mong muốn làm sao để sớm đưa Blockchain đó đặt trên việc xây dựng nền tảng Blockchain. Dựa trên các nền tảng đó, các doanh nghiệp, các tổ chức cơ quan nhà nước sẽ phát triển ứng dụng trên nền tảng Blockchain, của DaNangChain để triển khai một số ứng dụng của mình.
Về doanh nghiệp cũng cần có một hạ tầng như vậy để thực hiện các ứng dụng trên nền tảng đó. Tổ chức doanh nghiệp người ta cũng rất hào hứng với công nghệ Blockchain để phục vụ hoạt động kinh doanh, tạo ra một mô hình kinh doanh mới. Qua đó là sao các tác phẩm điêu khắc, thủ công mỹ nghệ mang tính chất riêng biệt của họ.
Họ phải xác định cái đó như là một tài sản. Đó cũng là một trong những khái niệm liên quan tài sản số., xem như là một mô hình kinh doanh mới, dựa trên nền tảng Blockchain.
Về khó khăn đối với về phía các doanh nghiệp cũng chưa có quy định cụ thể về mặt pháp lý tài sản số, tiền số.
PV: Tại cuộc hội thảo giới thiệu nền tảng và các ứng dụng công nghệ Blockchain trong quản lý tài sản số, phát triển kinh tế số vừa diễn ra tại Đà Nẵng, cũng đề cập việc ứng dụng công nghệ này trong việc thúc đẩy các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản của Đà Nẵng lên thương mại điện tử. Cụ thể là như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Quang Thanh: Đối với nền tảng Blockchain này thì một số sản phẩm mang tính chất riêng biệt, có thể kể câu chuyện về một sản phẩm. Ví dụ như sản phẩm chè dây ở Hòa Vang là một ví dụ. Và sản phẩm đó không chỉ dừng lại ở Hòa Vang hoặc ở trong nước mà sản phẩm này có thể dựa trên nền tảng số Blockchain của Đà Nẵng, kết nối với các nền tảng Blockchain của các quốc gia khác. Đà Nẵng Chain là một nốt trong tổng thể một network, một mạng của Blockchain của thể giới.
Dựa trên nền tảng này thì sản phẩm của Đà Nẵng sẽ đi xa hơn và đó nó cũng sẽ làm tăng giá trị gia tăng đối với sản phẩm đó. Từ đó sẽ có mô hình kinh doanh mới từ phía người làm ra sản phẩm cũng như từ phía người tìm sản phẩm, kết nối được cung cầu. Và người ta biết nhiều đến Đà Nẵng hơn, biết nhiều đến Việt Nam hơn và biết nhiều đến văn hóa, con người Đà Nẵng nữa.
PV: Vậy, lộ trình triển khai nền tảng DaNangChain được thành phố thực hiện như thế nào?
Ông Nguyễn Quang Thanh: Đây là một nền tảng mã nguồn mở. Đà Nẵng cũng đã đào tạo để thực hiện việc cài đặt hỗ trợ trong quá trình xây dựng DaNangChain. Với đội ngũ hiện nay, chúng tôi từng bước hoàn thiện nguồn nhân lực để xem đó như là một nền tảng để tiếp tục hỗ trợ cho việc phát triển trong tương lai cho các ứng dụng liên quan đến chính quyền số, kinh tế số và liên quan đến xã hội số.
Triển khai DaNangChain, chúng tôi phải đi từ các ứng dụng của một xã hội số, các sản phẩm liên quan đến của Đà Nẵng, của nông dân, kể những câu chuyện về sản xuất sản phẩm của họ, những tác phẩm, tài sản thì sẽ được đưa vào ứng dụng trước. Để người ta thấy việc đưa vào ứng dụng Blockchain nó không phải là cái gì đó xa xôi. Nó là sản phẩm của công nghệ dựa trên lý thuyết về toán học nhưng nó cũng hết sức gần gũi. Từ đó sẽ có nhiều sản phẩm ứng dụng hơn dựa trên nền tảng Blockchain.
Sau khi nền tảng Blockchain được đưa vào ứng dụng cho một số sản phẩm từ doanh nghiệp, chúng tôi sẽ đưa vào ứng dụng của các cơ quan nhà nước. Ví dụng như hiện nay, hệ thống E-gov của Đà Nẵng, hệ thống điều hành văn bản của Đà Nẵng có thể đưa vào ứng dụng của Blockchain để bảo đảm các tài liệu trên hệ thống E-gov trong quá trình trao đổi văn bản.
PV: Đà Nẵng kỳ vọng như thế nào về hiệu quả từ việc triển khai nền tảng DaNangChain?
Ông Nguyễn Quang Thanh: Việc triển khai DaNangChain sẽ nó mang đến hiệu quả tuyên truyền trong doanh nghiệp người dân để thực hiện tuyên truyền trong chuyển đổi số. Thứ hai nữa là nâng cao nhận thức chuyển đối số là vai trò của cộng đồng, vai trò của người đứng đầu doanh nghiệp tổ chức, đóng vai trò quan trọng quyết định. Nó không phải là ứng dụng công nghệ thông tin trước đây.
Chuyển đối số xuất phát từ cơ sở, phải lấy doanh nghiệp, người dân làm trung tâm. Blockchain giúp cho mọi người thấy được vai trò đối với ứng dụng công nghệ số từ thực tiễn và nó quay lại phục vụ cho thực tiễn để đưa ra một mô hình kinh doanh mới, cách nhìm mới trong quá trình đưa sản phẩm ra thị trường.
PV: Xin cảm ơn ông.