Kỹ năng 'vàng' giúp cứu mạng khi bị chó cắn

Theo các chuyên gia, trong quá trình sơ cứu chó cắn, tuyệt đối không để vết thương trầy xước, bầm dập.

Đặc biệt, không tùy tiện đắp thuốc nam lên vết thương.

Bị thương nặng do 

Cụ bà 82 tuổi ở Bình Dương bị chó cắn tử vong tại chỗ

Phác đồ tiêm dạng huyết thanh kháng dại hay vắc-xin phòng dại sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể dựa trên mức độ tổn thương, vị trí của vết thương và tình trạng sức khỏe người cần tiêm phòng.

Ngoài ra, ngoài thời điểm bị chó dại cắn bao lâu thì liều lượng chích ngừa cũng sẽ có sự khác nhau tùy theo lịch sử tiêm trước đó. Với trường hợp bị chó cắn nhưng trước đó chưa từng tiêm vắc-xin phòng dại, cần chủng ngừa ngay sau khi phơi nhiễm để ngăn ngừa nguy cơ tiến triển bệnh.

Cần tiêm 4 mũi ở cơ vai, mũi đầu tiêm sau khi bị chó dại cắn. Các mũi tiếp theo lần lượt tiêm sau mũi thứ nhất 3, 7 và 14 ngày. Ngoài ra, cũng nên tiêm thêm một mũi globulin miễn dịch bệnh dại.

Với trường hợp bị chó cắn nhưng trước đó đã tiêm vắc-xin phòng dại thì cần chủng ngừa 2 mũi ở cơ vai. Mũi thứ nhất tiêm ngay sau khi bị chó dại cắn, mũi thứ hai tiêm sau mũi thứ nhất 3 ngày. Riêng với trường hợp này thì không cần phải tiêm globulin miễn dịch bệnh dại. Các trường hợp phụ nữ đang cho con bú và mang thai nếu bị chó dại cắn thì cần hỏi bác sĩ về việc tiêm phòng.

Link nội dung: https://phunuvathoidaivn.com/ky-nang-vang-giup-cuu-mang-khi-bi-cho-can-a54816.html