Trung Quốc đang dẫn đầu cả thế giới về loại năng lượng mới cực quan trọng: Mỹ, châu Âu đều đang bị vượt xa, công suất gấp 18 lần so với Việt Nam

Trung Quốc đã bỏ xa cả thế giới trong lĩnh vực này.

Trung Quốc đang dẫn đầu cả thế giới về loại năng lượng mới cực quan trọng: Mỹ, châu Âu đều đang bị vượt xa, công suất gấp 18 lần so với Việt Nam - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Lĩnh vực năng lượng mặt trời của Trung Quốc đang có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng bậc nhất thế giới. Trong bối cảnh nhu cầu về điện sạch ngày càng tăng và chi phí lắp đặt đang có phần sụt giảm, tốc độ lắp đặt năng lượng mặt trời đang tiếp tục bùng nổ tại quốc gia này.

Theo số liệu của Bloomberg, trong 4 tháng đầu năm, công suất lắp đặt điện mặt trời của quốc gia này đã vượt qua công suất của cùng kỳ năm 2022. Bloomberg cho biết quốc gia tỷ dân này có thể đạt công suất lắp đặt năng lượng mặt trời lên đến 154 GW trong năm nay, tăng mạnh so với dự báo 129 GW trước đó. Mức công suất dự báo này sẽ vượt qua Mỹ khi tổng sản lượng điện mặt trời tích lũy của Mỹ đạt tổng cộng 144 GW tính đến thời điểm đầu năm 2022.

Trung Quốc đang dẫn đầu cả thế giới về loại năng lượng mới cực quan trọng: Mỹ, châu Âu đều đang bị vượt xa, công suất gấp 18 lần so với Việt Nam - Ảnh 2.

Công suất lắp đặt của Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2022. Đồ họa: Bloomberg

Ông Liu Hanyuan, người đứng đầu công ty sản xuất polysilicon hàng đầu tại Trung Quốc – Tongwei cho biết công suất lắp đặt tại Trung Quốc có thể tăng lên 200 – 300 GW vào năm tới.

“Tốc độ phát triển thực tế đang khiến chúng tôi kinh ngạc. Việc chuyển đổi năng lượng thậm chí có thể đạt được sớm hơn 10 năm so với kế hoạch (năm 2060) khi các chỉ số đang vượt xa mong đợi nhiều lần.”

Trung Quốc đang dẫn đầu cả thế giới về loại năng lượng mới cực quan trọng: Mỹ, châu Âu đều đang bị vượt xa, công suất gấp 18 lần so với Việt Nam - Ảnh 3.

Bloomberg nâng dự báo về công suất của Trung Quốc.

Sự tăng tốc của Trung Quốc có nghĩa là thế giới đang đi đúng hướng để có tổng công suất 5.300 GW năng lượng mặt trời vào năm 2030 – đây là lượng điện mặt trời cần thiết để đạt mục tiêu phát thải bằng 0 trên toàn cầu. Các lĩnh vực quan trọng khác, bao gồm giao thông vận tải và năng lượng gió vẫn chưa đạt được mục tiêu.

Theo World Bank, 10 quốc gia hàng đầu có công suất lắp đặt năng lượng mặt trời nhiều nhất tính đến năm 2021 bao gồm Trung Quốc 306,9 GW, Mỹ 95,2 GW, Nhật Bản 74,1GW, Đức 58,4 GW, Ấn Độ 49,6 GW, Italia 22,6 GW, Úc 19 GW, Hàn Quốc 18 GW, Việt Nam 16,6 GW, Tây Ban Nha 15,9 GW. Như vậy về công suất tính đến năm 2021, Trung Quốc đang dẫn trước 18 lần so với Việt Nam.

Trung Quốc đang bổ sung năng lượng gió và năng lượng mặt trời với tốc độ nhanh hơn nhiều so với khả năng lưu trữ năng lượng, và có dấu hiệu cho thấy một số lưới điện đã rơi vào tình trạng quá tải.

Việc xây dựng các nhà máy năng lượng mặt trời và năng lượng gió với quy mô lớn ở các vùng sa mạc xa xôi cũng đang thử nghiệm khả năng bắt kịp tốc độ của các đường dây điện. Trước đây, việc xây dựng nhiều năng lượng tái tạo lớn hơn mức lưới điện có thể xử lý đã dẫn đến tỷ lệ cắt giảm cao và hoạt động giảm mạnh vào cuối những năm 2010.

Nhiều dự báo về công suất lắp đặt điện mặt trời của Trung Quốc đã được đưa ra. Nhà sản xuất bảng điều khiển năng lượng mặt trời JA Solar Technology dự báo công suất lắp đặt năng lượng mặt trời đạt khoảng 150 GW ở Trung Quốc trong năm nay và nhận thấy tiềm năng tăng lên tới 180 GW nếu chi phí thấp hơn thúc đẩy nhu cầu. Còn Hiệp hội Công nghiệp Quang điện Trung Quốc lại cho rằng quốc gia này có thể sẽ lắp đặt 95 GW đến 120 GW trong năm nay - tăng so với mức kỷ lục 87,4 GW của năm ngoái.

“Trung Quốc là thị trường năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới và sẽ tiếp tục như vậy cho đến năm 2030,” nhà phân tích năng lượng mặt trời hàng đầu Jenny Chase của Bloomberg cho biết vào đầu tuần này tại một sự kiện ở Thượng Hải.

Theo Bloomberg

Link nội dung: https://phunuvathoidaivn.com/trung-quoc-dang-dan-dau-ca-the-gioi-ve-loai-nang-luong-moi-cuc-quan-trong-my-chau-au-deu-dang-bi-vuot-xa-cong-suat-gap-18-lan-so-voi-viet-nam-a44695.html